Truyện Kể Cho Bé Sơ Sinh – 5 Truyện Hay Và Ý Nghĩa Mẹ Phải Kể Cho Bé

Truyện kể cho bé sơ sinh là một trong những phương pháp ru con ngủ và giáo dục sớm hiệu quả từ tiềm thức cho trẻ. Nếu bố mẹ nào đã quen với việc thai giáo bằng truyện thì sau khi sinh bé càng phải đọc truyện cho bé. Dưới đây là 5 truyện kể cho bé sơ sinh hay và ý nghĩa mẹ nên kể cho bé mỗi ngày.

Truyện kể cho bé sơ sinh số 1: Truyện ba lưỡi rìu 

Ngày xưa có một chàng tiều phu nghèo, gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh vác rìu vào rừng chặt củi rồi đem xuống chợ bán lấy tiền, kiếm sống qua ngày.

Một hôm, chàng tiều phu đang đốn củi gần bờ sông, lưỡi rìu bị lỏng cán, bất chợt văng ra, rơi xuống dòng sông chảy xiết. Chàng tiều phu vội cởi áo, lặn xuống sông để tìm. Nhưng tìm hoài không thấy, anh tuyệt vọng lên bờ than thở:

Những Món Đồ Cực Kỳ Cần Thiết Cho Mẹ và Bé Yêu Đang MIỄN PHÍ Vận Chuyển và Giảm Tới 50%

Khăn Che Bé Bú Đa Năng

Mua Ngay

Yếm Ăn Dặm Chống Thấm

Mua Ngay

Đai Đi Xe Máy Cho Bé

Mua Ngay

Dép Tập Đi Chống Ngã

Mua Ngay

– Trời ơi! Không có rìu làm sao mà đốn củi được! Từ giờ mình biết phải làm sao đây!

Bỗng đâu có tiếng động trong lùm cây bên bờ, một cụ già râu tóc bạc phơ với đôi mắt hiền từ xuất hiện. Cụ già hỏi chàng tiều phu:

– Có việc gì mà già nghe anh than khóc khổ sở thế!

Chàng tiều phu buồn rầu nhìn cụ già, rồi trả lời:

– Thưa cụ, làm sao mà không buồn được ạ! Gia cảnh nhà con rất nghèo. Cả gia tài chỉ có mỗi chiếc rìu là công cụ dùng để kiếm sống. Chẳng may lúc nãy đốn củi, con làm văng lưỡi rìu xuống dòng sông, lặn tìm mãi không thấy. Từ nay con không biết lấy gì để chặt củi đem bán kiếm tiền nuôi bố mẹ nữa.

Nói rồi anh lại thở dài nhìn dòng nước đang chảy xiết. Tiếng thở của anh như khiến cho cảnh vật xung quanh đều thấy buồn, cỏ cây cũng như mủi lòng.

Nghe anh dãi bày xong, cụ già liền nói:

– Ta tưởng có chuyện gì lớn. Đừng buồn nữa! Ta sẽ giúp con tìm lại lưỡi rìu.

– Nhưng nó rơi xuống lòng sông chảy xiết dưới kia, con đã lặn xuống nhiều lần rồi mà không thể nào mò được.

– Con yên tâm, mọi việc đều có cách giải quyết.

Nói rồi cụ già cởi áo ra. Chàng tiều phu thấy dòng nước chảy xiết, chưa kịp ngăn cụ già lại thì cụ đã nhảy ùm xuống nước, khiến chàng thất kinh.

Chàng toan nhảy theo để đưa cụ lên vì sợ cụ gặp phải nguy hiểm. Mới chỉ kịp suy nghĩ thì cụ già đã nổi lên, trên tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng sáng lóa và hỏi:

– Đây có phải lưỡi rìu con đánh rơi lúc nãy không?

Chàng tiều phu hết sức ngạc nhiên về khả năng của cụ già. Nhưng nhận thấy đấy không phải lưỡi rìu của mình, chàng đáp:

– Thưa cụ, không phải cái này ạ!

Cụ già lại lặn xuống dòng nước chảy xiết. Một lúc sau, cụ lại ngoi lên. Lần này, trong tay cầm một lưỡi rìu bằng bạc sáng lấp lánh. Cụ hỏi:

– Thế cái này có phải không?

Anh chàng tiều phu nhìn ông lão, lắc đầu trả lời:

– Dạ, cái này cũng không phải cụ ạ. Lưỡi rìu của con màu đen cơ.

Lần thứ ba, cụ già lại ngoi lên với một lưỡi rìu bằng sắt. Cụ chưa kịp hỏi thì chàng tiều phu đã reo lê:

– Đúng cái này rồi cụ ạ! Đây là lưỡi rìu khi nãy con chẳng may làm rơi xuống nước.

Cụ già lên bờ đưa cho chàng tiều phu lưỡi rìu sắt. Chàng tiều phu vui sướng đón lấy lưỡi rìu của mình, luôn miệng cảm ơn cụ già.

Cụ già nhìn anh cười một cách hiền hậu. Trong phút chốc, cụ đã hiện nguyên hình là một ông Bụt râu tóc bạc phơ rồi nói:

– Con đúng là một người thật thà, trung thực. Con không bị lòng tham làm mờ đôi mắt. Nay ta tặng thêm con hai lười rìu bằng vàng và bạc này, con hãy mau nhận lấy chúng.

Anh chàng tiều phu cúi đầu cảm tạ, hai tay đỡ lấy hai lưỡi rìu cẩn thận.

Ông Bụt vuốt râu cười rồi biến mất, còn anh tiều phu sung sướng đem theo cả ba lưỡi rìu về nhà.

Truyện kể cho bé sơ sinh số 1: Truyện ba lưỡi rìu 
Truyện kể cho bé sơ sinh số 1: Truyện ba lưỡi rìu

2. Nghe tin anh chàng tiều phu gặp được may mắn như thế, một lão nhà giàu lân la sang hỏi dò đầu đuôi câu chuyện. Chàng tiều phu thật thà kể lại cho anh lão ta hết. Vốn tính tham lam, hôm sau lão nhà giàu cũng đem theo một chiếc rìu sắt, nhưng lưỡi chỉ gắn hờ vào cán.

Ra đến bờ sông, lão mới giơ cái rìu lên, chưa kịp bổ được nhát nào, lưỡi rìu đã rơi tõm xuống dưới nước.

Lão giả ngồi kêu khóc om sòm, cụ già hiền từ hôm trước cũng hiện lên mà mò giúp lưỡi rìu.

Lần đầu tiên, cụ cầm đúng lưỡi rìu bằng sắt của gã nhà giàu và hỏi:

– Đây có phải lưỡi rìu của anh không?

– Không phải cụ ạ! Cái của tôi nhìn đẹp hơn nhiều!

Cụ già lại lặn xuống lần nữa, lát sau, cụ ngoi lên với một lưỡi rìu bằng bạc.

– Thế cái này có phải không?

– Ồ không, cái của tôi nó còn đẹp và sáng hơn thế nữa!

Cụ già lặn xuống nước lần thứ ba. Lần này là một lưỡi rìu bằng vàng, lấp lánh ánh sáng chói lóa.

– Còn cái này thì sao? Nó có phải là của anh không?

Trông thấy lưỡi rìu bằng vàng, gã nhà giàu vui sướng hoa hết cả mắt, nhanh nhảu nói:

– Đúng nó rồi cụ ạ! Tôi không thể nào nhầm được! Cụ mang giúp tôi lên với!

Nhưng khi định đưa chiếc rìu bằng vàng cho gã, cụ hỏi lại lần nữa:

– Anh có chắc lưỡi rìu này là của mình không? Vì khi nãy lặn dưới kia, tôi còn trông thấy một chiếc rìu bằng kim cương nữa.

Gã nhà giàu kêu lên thảng thốt:

– Trời ơi! Đấy mới là lưỡi rìu của tôi! Lúc nãy tôi bị hoa mắt nên nhìn nhầm! Cụ xuống mò giúp tôi với ạ!

Cụ già khẽ cười, cầm theo chiếc rìu vàng và lặn xuống nước. Lão nhà giàu hí hưởng ngồi trên bờ đợi, trong đầu không ngừng mơ tưởng về mọi thứ trong tay sau khi bán lưỡi rìu kim cương đi.

Nhưng lão cứ ngồi chờ mãi, chờ mãi vẫn không thấy cụ già ngoi lên.

Truyện kể cho bé sơ sinh số 2: Viên Ngọc Ước

Ngày xưa, có một người đi ở, ngày giỗ cha, xin về làm giỗ. Chủ nhà chỉ đưa cho mấy đồng tiền đủ uống nước dọc đường, chẳng có gì sẳm sửa cúng cha cả. Anh ta tủi quá, muốn chết quách cho xong. Đến một khúc sông, thấy bãi vắng, anh ta nằm ngử ra chờ nước triều[1] lên cuốn đi. Một đàn quạ bay qua ngờ là thây ma, sà xuống, đậu trên bụng định rỉa. Anh ta giơ tay vớ được một con, reo lên.

– Không phải chết nữa rồi! May quá! Trời cho con quạ này làm thịt giỗ cha ta đây.

Con quạ sợ lắm, van xin:

– Anh tha mạng chô tôi! Tôi trả ơn anh một viên ngọc ước.

Anh ta bằng lòng. Con quạ liền nhả ra một viên ngọc long lanh. Cầm viên ngọc về nhà, thoạt tiên anh ta còn ước dam mâm cỗ, trước cúng cha, sau thiết bà con, hàng xóm. Có mâm cỗ rồi, nhưng người đến đông, không chen chân được trong túp lều chật hẹp, anh ta liền ước có một ngôi nhà đủ chỗ ngồi. Ước gì được nấy, anh ta sướng lắm. Có nahf của rồi, anh ta ước có ruộng nương, trầu bò để cày cấy làm ăn. Cuối cùng, ước một người vợ. Theo như anh ta thì cô con gái nhà giàu nọ trong vùng là vừa ý.

Anh ta đánh tiếng nhờ người mối lái. Cha mẹ cô kia nhận lời ngay. Người nhà giàu ấy nghĩ rằng: “Nó bỗng nhiên được sung túc, đàng hoàng như thế kia, nhất định có đào được hũ vàng chôn, gả con gái cho nó, ta sẽ xui con trộm vàng về làm giàu thêm”. Chẳng bao lâu thì cho cưới.

Đêm khuya, cô ả mới lân la hỏi chồng vì sao trước khổ sở nay giàu có chóng vánh thế. Anh ta không giấu vợ:

– Tôi giàu có lên là nhờ có viên ngọc ước con qua cho tôi đấy!

Thế là một hôm, chờ lúc chồng đi vắng, cô ả lấy trộm viên ngọc rồi bỏ về nhà mẹ. Mất vợ, mất cả ngọc, anh ta chán nản rầu rĩ. Bụt[2]thấy anh ta trước đây có ngọc ước mà không tham, cái gì cần mới ước, nên thương tình, bèn hiện lên, bày mẹo lấy lại viên ngọc. Bụt đưa cho anh ta một cành hoa trắng và một canh hoa đỏ, dặn:

– Cành hoa trăng, đem gài vào của ngõ nhà nó, cành hoa đỏ thì giữ lấy, có lúc dùng đến.

Anh ta làm theo lời Bụt dặn. Mùi hoa thơm lừng. Cả nhà bố vợ chạy ra tìm hoa, tranh nhau ngửi. Ông ngửi, bà ngửi, cô ả ngửi. Ngửi xong, mũi người nào người nấy dài ra, lủng lẳng như vòi voi. Đến là khổ! Chạy thạy chạy thước mãi, cửa nhà bán hết, không làm sao mũi ngắn lại được. Lấy viên ngọc ra ước, cũng không thấy linh. Bấy giờ anh ta mới sang chơi. Hai ông bà vừa khóc vừa than thở:

– Anh xem, nhà này xưa nay ăn ở phúc đức, có làm nên tội tình gì đâu, thế mà mắc phải tai ương như thế này! Thật ông Trời không có mắt!

Anh ta thong thả nói:

– Ông trời có mắt đấy chứ. Ông bà phải cái tính của ai cũng muốn vơ làm của mình. Con gái ông bà cũng thế. Nó lấy trộm viên ngọc ước của tôi về cho ông bà. Ông bà trả lại viên ngọc thì tôi chữa cho khỏi ngay. Viên ngọc ấy chỉ người lương thiện dùng mới được!

Vợ chồng người nhà giàu không chối đằng nào được, lại cũng muốn sống yên lành nên đem ngọc ra trả. Anh ta cầm chắc viên ngọc ước trong tay, mới đưa cành hoa đỏ cho cả nhà bố vợ ngửi. Tức thì mũi ngắn lại như trước. Chúng mừng như cha chết sống lại. Nhưng người vợ ấy, anh ta bỏ mà tìm người khác có tình có nghĩa hơn.

Truyện kể cho bé sơ sinh số 3: Sự tích dưa hấu

Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm.

Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt).

Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”.

Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.

Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: “Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó”. Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.

Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.

Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.

An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.

Truyện số 4: Sự tích hoa mào gà

Ngày xua, cô gà mái nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào của các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà mái mơ soi mình trong vũng nước sung sướng thấy chiếc mào xòe trên đỉnh đầu như một chùm hoa đỏ rự. Gà mái mơ khoan khoái vỗ cánh hát vang bài hát quen thuộc của họ hàng nhà gà:

Cục ta, cục tác!
Mào ta đã mọc
Cục ta, cục tác!

Mọi vật quay ra nhin gà mái mơ và cũng xuýt xoa khen: “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao! Trông thật đỏm dáng.”[1]

Gà mãi mơ tung tăng đi kiếm mồi khắp nơi. Nó đến bên bể nước chượt nghe có tiếng khó ti tỉ. Mái mơ dừng lại, ngẩng đầu và chớp mắt, lắng tai nghe. Một cây màu đỏ tía, lá thon dài, đang tấm tức khóc[2] một mình. Gà mái mơ chạy đến bên cây màu đỏ tía, khẽ hỏi:

– Bạn làm sao thế? Ai làm bạn phiền lòng?

Cây rỏ những giọt nước mắt trong suốt như sương và sụt sịt bảo:

– Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa, riêng mình tôi là chẳng có. Vừa nãy có cây còn bảo rằng: “Đến gà mái mơ cũng có hoa trên đầu. Thế mà…”

Nói chưa dứt lời, cây lại khóc, nước mắt cứ thi nhau rơi xuống thánh thót.

Gà mái mơ an ủi bao nhiêu nó cũng không nín. Làm thế nào bây giờ? Hay là cho cây chiếc mào của mình? Mái mơ mủi lòng, suy nghĩ một lúc rồi quyết định:

– Thôi, bạn nín đi. Tôi biếu bạn bông hoa trên đầu tôi, bạn có vui không?

Nghe mái mơ nói thế, câu bỗng tươi tỉnh hỏi dồn:

– Thật ư? Bạn cho tôi thật nhé?

– Thật chứ. Tôi biếu bạn bông hoa của tôi. Còn tôi, tôi là mái mơ không cần có chiếc mào đỏ thắm như bông hoa ấy cũng được.

– Thế thì sung sướng quá, xin cảm ơn bạn nhé!

Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên thấy chiếc mào đỏ đẹp đẽ của gà mái mơ không còn nữa. Và cái cây thân đỏ tía lá thon dài bên bể nước thì lại nở chùm hoa đỏ đẹp, rực rỡ y như chiếc mào của gà mái mơ.

Cây hoa sung sướng bươn mình đón ánh sáng mặt trời mỗi buổi sáng. Ánh nắng mặt trời lại nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khẽ kể cho bạn bè nghe câu chuyện hôm trước. Ai cũng tấm tắc khen ngợi lòng tốt của gà mái mơ. Khi thấy gà mái mơ đi qua, mọi vật đều nghiêng đầu chào đón, chúc mừng.

– Chúc cho bụng dạ tốt đẹp của gà mái mơ sẽ sinh ra những viên ngọc quý.

Thế là từ đó, bông hoa ấy được gọi là hoa mào gà để kỉ niệm tấm lòng tốt của gà mái mơ. Và gà mái mơ cứ mỗi ngày lại đẻ một quả trứng hồng tuyệt đẹp.

>>>> Xem thêm: 8 Mẹo Dân Gian Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Mỗi Đêm

Truyện số 5: Chử Đồng Tử – Tiên Dung 

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.

Truyện Kể Cho Bé Sơ Sinh - Chử Đông Tử Tiên Dung
Truyện Kể Cho Bé Sơ Sinh – Chử Đông Tử Tiên Dung

Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.

Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.

Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:

– Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!

Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:

– Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối?

Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng Chử Đồng Tử cử hành ngay trên sông.Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần:

– Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung.

Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ ở Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.

Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng:

– Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm.

Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.
Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:

– Đây là vật thần thông.

Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.
Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.

Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.

Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:

– Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận.

Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh hãi thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên…

Hi vọng các truyện kể cho bé sơ sinh dưới đây sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần bé nhà bạn một cách tốt nhất. Các phụ huynh nên đọc các truyện kể cho bé sơ sinh này nhiều lần vì như vậy bé sẽ ghi nhớ tốt hơn.

Rate this post

Check Also

6 Truyện Cho Bé 3 Tháng Tuổi Hay và Ý Nghĩa Nhất

6 Truyện Cho Bé 3 Tháng Tuổi Hay và Ý Nghĩa Nhất

Kể chuyện cho bé mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Qua các câu …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *