Truyện Thầy Bói Xem Voi và Ý Nghĩa Thành Ngữ Thầy Bói Xem Voi

Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Đấy là nội dung truyện thầy bói xem voi cũng như thành ngữ thầy bói xem voi. Dưới đây là nội dung câu chuyện và ý nghĩa.

Truyện thầy bói xem voi

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau.

Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào.

Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.

Truyện Thầy Bói Xem Voi và Ý Nghĩa Thành Ngữ Thầy Bói Xem Voi
Truyện Thầy Bói Xem Voi và Ý Nghĩa Thành Ngữ Thầy Bói Xem Voi

Câu chuyện thầy bói xem voi có ý nghĩa gì? Và Ý nghĩa thành ngữ thầy bói xem voi

Thầy bói xem voi có nội dung phê phán một cách nhẹ nhàng và thâm thúy, truyện chế giễu những thầy bói nói dựa, mới chỉ sờ vào bộ phận của con vật nhưng đã phán toàn thể về nó, đồng thời đây cũng là lời khuyên không nên tin vào những điều mê tínbói toán. Qua câu chuyện này người đọc còn rút ra được nhiều bài học. Người xưa đã nhắc nhở phải biết nhìn sự vật, sự việc một cách toàn diện không nên đánh giá sự vật, sự việc bằng sự nhìn nhận phiến diện chủ quan. Đồng thời qua việc đánh nhau sứt đầu mẻ trán của các ông thầy bói, truyện cũng nhắc nhở không vì bảo vệ cái vô lí của mình mà dẫn đến gây gổ mà cần phải lắng nghe, biết phân biệt cái đúng cái sai để từ đó ta rút ra được một nhận xét đúng nhất.

Để đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng cần có những quan sát toàn diện, đánh giá trên cơ sở cái tổng thể, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ hay những nhận thức mang tính chủ quan, hạn chế để đánh giá cái toàn thể. Cần thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm. Để đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tránh những kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan. Cần học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, vừa lắng nghe, vừa học hỏi kết hợp với những hiểu biết của bản thân thì những lợi nhận định, đánh giá cũng sẽ chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất. Khi biết lắng nghe ý kiến của người khác chúng ta không chỉ tiếp thu được những điều bổ ích mà chúng ta còn duy trì được những mối quan hệ hoà hảo, tốt đẹp.

Thông tin thêm về truyện Thầy bói xem voi

Tóm tắt

Nhân buổi hàng ế, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào.

Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chận bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể.

Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.

 Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “cùng xem”: Hoàn cảnh xem voi.

– Phần 2. Tiếp theo đến “chổi sể cùn”: Cách xem và cách nhận xét của mỗi thầy về con voi.

– Phần 3. Còn lại: Kết cục của năm thầy bói.

Xem thêm: Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng – Nội Dung Truyện và Ý Nghĩa

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *