Truyện Thỏ con không vâng lời kể về chú Thỏ con không nghe lời mẹ đã bị lạc đường khi đi chơi xa, được bác Gấu đi qua dắt Thỏ con về nhà. Thỏ con đã biết lỗi và xin lỗi mẹ. Các phụ huynh các thầy cô và các em hãy cùng đọc câu chuyện thỏ con không vâng lời dưới đây.
Các Nội Dung Chính
Truyện Thỏ con không vâng lời
“Một hôm thỏ mẹ đi chợ, dặn thỏ con:
Thỏ con của mẹ, con ở nhà chớ đi chơi xa con nhé!
Vâng ạ, con ở nhà con không đi chơi xa đâu mẹ ạ!
Thỏ mẹ vừa đi khỏi cổng thì bạn bươm bướm bay đến. Bươm bướm gọi:
Thỏ con trả lời: không đâu, mẹ tớ dặn ở nhà không được đi chơi xa.
Một lúc sau, bươm bướm lại đến và gọi Thỏ: Bạn thỏ con ơi! Ra ngoài kia chơi đi! Ở đấy có cỏ này, có hoa này. Thích lắm, thích lắm!
Thỏ con ở nhà một mình buồn quá.
Thế rồi thỏ con liền chạy theo bươm bướm.
Mải chơi, Thỏ con quên mất đường về nhà.
Sợ quá, thỏ con ngồi khóc.
Hu hu hu! Mẹ ơi. Mẹ ơi.
Vừa lúc đó có một bác gấu đi qua, thấy thỏ con khóc, bác gấu hỏi:
– Cháu thỏ!. Làm sao cháu khóc đấy?
– Thỏ quệt nước mắt và trả lời bác gấu: Bác gấu ơi!. Mẹ cháu dặn cháu ở nhà cháu lại đi chơi xa, bây giờ cháu không biết lối về nhà. Hu hu.
Bác gấu ân cần xoa đầu thỏ và nói – Nín đi bác sẽ đưa cháu về nhà với mẹ.
Nói rồi bác gấu dắt tay thỏ con về nhà.
Về đến nhà thỏ mẹ chạy ra ôm chầm lấy thỏ con
Thỏ con nói với mẹ:
Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ dặn con ở nhà không được đi chơi xa, thế mà con lại đi chơi xa vậy, con xin lỗi mẹ.
Thỏ mẹ xoa đầu thỏ con và nói:
– Con biết lỗi là được rồi, lần sau con nên nghe lời mẹ nhé.
Nói rồi thỏ mẹ và thỏ con quay sang cảm ơn bác gấu.
Bài học từ câu chuyện thỏ con không vâng lời
Qua câu chuyện này giáo dục trẻ bài học vô cùng quý báu đó là phải biết nghe lời ông bà bố mẹ. Đặc biệt hơn là bài học giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
>>Truyện Cho Bé 1 Tuổi – 10 Truyện Bố Mẹ Nên Kể Cho Bé Mỗi Đêm
Giáo án truyện thỏ con không vâng lời
Dưới đây là giáo án truyện thỏ con không vâng lời cho các thầy cô tham khảo để dạy bé trên lớp. Hay thậm chí các phụ huynh cũng có thể áp dụng để dạy bé tại nhà
Mục đích và yêu cầu
Kiến thức:
– Trẻ biết tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
– Trẻ trả lời được các câu hỏi về tên truyện, và các hành động của nhân vật.
Kỹ năng:
– Trẻ có kỹ năng nghe và trả lời một số câu hỏi đơn giản.
– Trẻ nói được 5-7 từ đơn giản.
– Trẻ trả lời câu hỏi dưới sự giúp đỡ của cô giáo.
Thái độ:
– Trẻ thích nghe cô kể chuyện và hồn nhiên trong giao tiếp.
– Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, cô giáo và người lớn.
Chuẩn bị
Chuẩn bị của cô:
– Mô hình khu rừng.
– Nhạc bài hát “Trời nắng trời mưa”.
– Mũ thỏ.
– Sân khấu kể chuyện
– Rối tay truyện “Thỏ con không vâng lời”
– Quần áo gấu.
– Nhạc nền kể chuyện.
Chuẩn bị của trẻ:
– Mũ thỏ đủ cho trẻ
– Chỗ ngồi phù hợp, trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú, giới thiệu bài
– Cô giới thiệu đại biểu. – Hôm nay Thỏ mẹ sẽ thưởng cho những chú Thỏ con một chuyến đi chơi vào rừng xanh. Nào chúng ta cùng đi. – Các chú Thỏ con ơi! đã tới rừng xanh rồi đấy. Chúng mình thấy trong rừng có đẹp không? Ngoài cây xanh ra con còn nhìn thấy những gì nào? – Có những bạn nào đây? – À cô còn biết có một câu chuyện nói về 1 chú thỏ con không vâng lời mẹ. Để biết chuyện gì sẽ xảy ra với chú thỏ con cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện: “Thỏ con không vâng lời” nhé. 2. Hoạt động 2: Kể truyện “Thỏ con không vâng lời”. + Cô kể diễn cảm lần 1: Cô kể kết hợp ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt minh họa các nhân vật. – Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Cô kể lần 2: Cô kể kết hợp xa bàn – Trong câu truyện có những ai?
* Trích dẫn, đàm thoại: – Thỏ mẹ đã dặn Thỏ con như thế nào?
– Ai đã đến rủ Thỏ con đi chơi? – Chuyện gì đã sảy ra với Thỏ con khi đi chơi? – Khi biết lỗi thỏ con đã làm gì? * Giáo dục trẻ: Qua câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” Các con là những bé ngoan biết vâng lời bố mẹ, cô giáo và người lớn. Không được đi chơi xa một mình như vậy mới là bé ngoan. * Khi được người khác giúp đỡ thì chúng mình phải làm gì? – Các con hãy khoanh tay lại cùng bạn Thỏ con cảm ơn Bác Gấu nào! – Cô tạo tình huống bác gấu đi ra “Bác gấu xin chào tất cả các bạn” – Cô mời tất cả các bạn đứng lên đi cùng bác gấu nào. + Cô kể lần 3: Cô kể bằng rối tay. * Kết thúc: – Cho trẻ làm các chú thỏ thỏ đi về nhà. Theo lời bài hát “Trời nắng trời mưa”. |
– Trẻ vỗ tay – Trẻ lắng nghe
– Có bạn Thỏ, bác gấu… -Trẻ lắng nghe.
– Câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”.
– Thỏ mẹ, thỏ con, bác gấu, bạn bướm.
– Thỏ con ở nhà không được đi chơi xa. – Bạn bươm bướm – Thỏ con quên mất đường về nhà. – Thỏ con xin lôi – Trẻ lắng nghe
– Phải biết cảm ơn
– Trẻ khoanh tay chào, cảm ơn bác gấu .
– Trẻ đi cùng bác gấu “phục phịch”
– Trẻ làm các chú thỏ đi về nhà. |
- Truyện Thỏ Con Ăn Gì
- Truyện Cáo Thỏ Và Gà Trống
- 38 Truyện Cho Bé Từ 1 Đến 5 Tuổi Hay Nhất Theo Từng Độ Tuổi Bé
Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay
4 Những bình luận
Pingback: Truyện Thỏ Con Ăn Gì Đầy Đủ Và Chi Tiết Cho Bé Kèm Giáo Án
Pingback: 11 Truyện Thai Giáo Tháng Thứ 7 Siêu Hay Mẹ Kể Cho Con Thông Minh
Pingback: Truyện Rùa Và Thỏ - Nội Dung Chi Tiết Và Ý Nghĩa Truyện
Pingback: Truyện Củ Cải Trắng Mầm Non - Nội Dung, Ý Nghĩa và Giáo Án