Kỹ năng vận động tinh là một trong 2 kỹ năng vận động quan trọng đối với trẻ. Với sự phát triển của vận động thô thì bé cùng có những sự phát triển trong vận động tinh. Bài viết dưới đây sẽ giải thích đầy đủ cho các phụ huynh biết về kỹ năng vận động tinh ở trẻ.
Các Nội Dung Chính
- Vận động tinh là gì?
- Một số kỹ năng vận động tinh cần thiết
- Cột mốc đánh dấu sự phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ
- Cách phát triển kỹ năng vận động tinh
- Vấn đề về kỹ năng vận động tinh mà trẻ có thể mắc phải
- Các hoạt động thúc đẩy kỹ năng vận động tinh
- Các trò chơi luyện khả năng vận động tinh cho trẻ
Vận động tinh là gì?
Kỹ năng vận động tinh (tiếng Anh – fine moto skills) là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay. Khả năng này dần phát triển thông qua kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, vật liệu và thậm chí cả thực phẩm.
Một số kỹ năng vận động tinh cần thiết
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi phát triển các kỹ năng vận động tinh và thô theo tốc độ của riêng mình. Một số bé phát triển kỹ năng sớm hơn những trẻ khác và điều đó hoàn toàn bình thường. Trẻ em thường bắt đầu có được những kỹ năng này ngay từ 1 hoặc 2 tháng tuổi và tiếp tục học các kỹ năng bổ sung thông qua việc đến trường mầm non, mẫu giáo…
Một trong những kỹ năng vận động tinh mà trẻ cần phát triển bao gồm:
- Mở, khum bàn tay: Bé nên thành thạo các động tác cong lòng bàn tay vào trong bởi những điều này giúp phối hợp chuyển động giữa các ngón tay, từ đó tiến đến kỹ năng quan trọng khác như viết, cởi quần áo và nắm
- Kỹ năng giữ ổn định cổ tay: Kỹ năng này phát triển bởi những năm đầu tiên bé đến trường, chúng cho phép trẻ cử động ngón tay với sức mạnh và sự kiểm soát
- Sự khéo léo của bàn tay: Việc sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và các ngón tay khác với nhau để nắm, gỡ…
- Phát triển sức mạnh trong cơ tay: Đây là khả năng thực hiện các động tác nhỏ bằng bàn tay, trong đó có sự phối hợp giữa đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa
- Kỹ năng song song: Cho phép con sử dụng cả hai tay cùng một lúc
- Kỹ năng sử dụng kéo: Bé có thể học cách dùng kéo từ năm 4 tuổi và kết hợp nhuần nhuyễn cách điều khiển sức mạnh tay và phối hợp với mắt.
Cột mốc đánh dấu sự phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ
0 đến 3 tháng tuổi
- Đặt tay lên miệng
- Thư giãn cơ tay
3 đến 6 tháng
- Nắm hai tay lại với nhau
- Chuyền đồ chơi từ tay này sang tay khác
- Giữ và lắc đồ chơi bằng cả hai tay
6 đến 9 tháng
- Bắt đầu học cách cầm nắm mọi thứ bằng cách cào
- Dùng tay bóp một món đồ
- Chụm các ngón tay vào nhau
- Lấy đồ chơi bằng cả 2 tay
- Vỗ tay
- Dùng ngón trỏ để chạm vào đồ vật
9 đến 12 tháng
- Tự cầm thức ăn và đưa vào miệng
- Lấy các vật nhỏ bằng ngón tay cái và ngón trỏ
- Đập mạnh mọi thứ vào nhau
- Cầm đồ chơi bằng một tay
1 đến 2 tuổi
- Xếp chồng vật này lên vật kia
- Viết nguệch ngoạc trên giấy
- Ăn bằng muỗng
- Lật từng trang sách một
- Cầm và giữ bút chì bằng ngón trỏ cùng ngón cái
2 đến 3 tuổi
- Vặn nắm cửa
- Rửa tay
- Sử dụng muỗng và nĩa đúng cách
- Kéo khóa lên xuống
- Đặt và tháo nắp ra khỏi hộp
- Xâu hạt
3 đến 4 tuổi
- Cởi và cài nút quần áo
- Dùng kéo để cắt giấy
- Đồ theo hình trên giấy
Cách phát triển kỹ năng vận động tinh
Kỹ năng vận động của trẻ phát triển tự nhiên khi bé nắm khả năng kiểm soát và điều phối cơ thể. Hãy nhớ rằng một số trẻ có thể phát triển các kỹ năng vận động tinh sớm hơn và có sự phối hợp tốt hơn so với những trẻ khác. Một em bé có thể học cách lắc đồ chơi khi được 3 tháng tuổi, trong khi một em bé cùng tuổi có thể không thực hiện được hành động này cho đến một tháng sau. Dĩ nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường.
Vấn đề về kỹ năng vận động tinh mà trẻ có thể mắc phải
Mặc dù các kỹ năng vận động tinh phát triển ở các mức độ khác nhau, hãy gặp bác sĩ nhi khoa nếu bé gặp rắc rối khi thực hành các kỹ năng vận động thô và tinh. Sự chậm trễ có thể là một dấu hiệu của chứng rối loạn phối hợp vận động. Bệnh ảnh hưởng từ 5 – 6% trẻ em trong độ tuổi đi học.
Dấu hiệu trẻ gặp vấn đề với các kỹ năng vận động tinh bao gồm:
- Đột ngột làm rớt đồ vật
- Không thể buộc giày dù đã rất cố gắng và thực hành nhiều lần
- Gặp khó khăn khi cầm muỗng hoặc nĩa
- Gặp khó khăn khi học viết, tô màu hoặc sử dụng kéo
Chậm phát triển kỹ năng vận động tinh sẽ không bị phát hiện cho đến khi bé lớn dần. Tuy nhiên, việc xác định sớm vấn đề có thể đảm bảo con nhận được mọi sự hỗ trợ cần thiết để xây dựng các kỹ năng và giúp bé phát triển.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn phối hợp vận động nếu bé gặp phải tình trạng
- Kỹ năng vận động tinh đạt dưới mức trung bình ở độ tuổi hiện tại
- Kỹ năng vận động tinh phát triển kém khiến việc hoàn thành các bài tập hàng ngày ở trường và ở nhà trở nên khó khăn
- Chậm phát triển các kỹ năng vận động bắt đầu từ khi bé còn nhỏ
Bé yêu có thể cần phải gặp trực tiếp với một chuyên gia trị liệu để học các kỹ thuật nhằm cải thiện sự phối hợp trong các nhóm cơ nhỏ hơn.
Kỹ năng vận động tinh là yếu tố rất cần thiết để sống và học tập một cách bình thường. Nếu con yêu gặp khó khăn với các hoạt động hàng ngày hoặc bạn cảm thấy bé đang có vấn đề, hãy sắp xếp và đưa trẻ đi khám nhằm biết được lý do chính xác cũng như có giải pháp phù hợp nhé.
Các hoạt động thúc đẩy kỹ năng vận động tinh
Kết hợp các hoạt động vui chơi vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé có thể giúp cải thiện các kỹ năng vận động tinh. Khả năng học và thực hành các kỹ năng vận động tinh ngay từ khi còn nhỏ có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt học tập, xã hội và cá nhân. Dưới đây là một số hoạt động bạn và con có thể làm cùng nhau:
- Cho phép con giúp đỡ trong quá trình chuẩn bị cho bữa ăn như khuấy, trộn hoặc đổ nguyên liệu
- Cả gia đình cùng nhau chơi ghép hình
- Chơi các trò có liên quan đến lăn xúc xắc như cờ tỷ phú, cờ cá ngựa
- Vẽ bằng các ngón tay
- Cho con sắp xếp bàn ăn
- Dạy con cách đổ nước vào cốc
- Khuyến khích bé chơi đất sét bằng cách lăn tròn hoặc lăn kéo dài
- Hướng dẫn trẻ cách sử dụng dụng cụ bấm lỗ
- Quấn dây xung quanh một vật nào đó
- Đặt đồ vật vào hộp sau đó khuyến khích con lấy ra bằng một chiếc kẹp hoặc nhíp.
>>> Xem thêm: Vận Động Thô Cho Trẻ Là Gì? Tác Dụng Và Các Cách Phát Triển
Các trò chơi luyện khả năng vận động tinh cho trẻ
Ký hiệu NĐK là người điều khiển, NC là người chơi.
1. Con Thỏ Ăn Cỏ
– NĐK: (hô) con thỏ
– NC: (lập lại) con thỏ
– NĐK: (hô) ăn cỏ
– NC : (lập lại) ăn cỏ và chụm các ngón tay phải để vào lòng bàn tay trái
– NĐK: (hô) uống nước
– NC : (lập lại) uống nước và chụm các ngón tay phải để vô miệng
– NĐK: (hô)vô hang
– NC : (lập lại) vô hang và chụm các ngón tay phải để vô lỗ tai
* Lưu ý: NC chỉ làm theo những gì NĐK hô. Ai sai bị phạt.
2. Trời – Đất – Nước
Người Điều Khiển chỉ từng người hô:
– NĐK: trời -NC: nói một loài vật bay trên trời (con cò)
– NĐK: Đất -NC: nói một loài vật sống trên đất (con heo)
– NĐK: Nước -NC: nói một loài vật sống dưới nước (cá rô)
* Lưu ý: Ai nói một loài vật không rõ, nói sai hoặc lập lại cái đã nói rồi thì bị phạt.
3. Sống – Chết, Thiên Đàng – Hỏa Ngục
(Tất cả đứng vòng tròn)
– NĐK: (hô) Sống -TC: Chạy tại chỗ
– NĐK: Chết -TC: Đứng nghiêm
– NĐK: Thiên đàng -TC: Giơ hai tay lên trời
– NĐK: Hỏa ngục -TC: Ngồi xuống
*Lưu ý: NC chỉ làm theo những gì NĐK hô. Ai sai bị phạt.
4. Cây Mấy Đầu
NĐK chỉ từng người hỏi:
– NĐK: Một cây mấy đầu? NC: (nói) 2 đầu
– NĐK: Nửa cây mấy đầu ? NC: 2 đầu
– NĐK: Một cây rưỡi ? NC: 4 đầu
* Lưu ý: Cứ thế tiếp tục hỏi bất cứ mấy cây cũng được (vì một cây cũng 2 đầu, nửa cây cũng 2 đầu), do đó một cây rưỡi cũng bốn đầu.
5. Chào Binh – Chào Bô
– NĐK: (hát hoặc đọc) chào binh, chào bô, chào tăng gô, chào nam mô, em chào cụ đồ chúng em xin chào cô và sau hết xin chào sạc lô.
– NĐK: (hô) chào binh NC: tay phải đưa lên trán, lòng bàn tay úp xuống, chào theo kiểu nhà binh
– NĐK: Chào bô NC: Hai tay chắp trước ngực
– NĐK: Chào tăng gô NC: Hai tay đàn gui ta
– NĐK: chào nam mô NC: hai tay chắp lại đặt trước ngực và cúi đầu
– NĐK: Chào cụ đồ NC: Khoanh hai tay cúi đầu
– NĐK: Chào cô NC: Hai tay đưa ra trước vòng xuống dưới, nhún một cái
– NĐK: Chào sạc-lô NC: Nắm hai ống quần nhún một cái
* Lưu ý: NĐK: hô bất cứ chào làm sao ? Thì người chơi phải làm theo lời NĐK chứ không được làm theo cử điệu.
6. Bằng – Ah
NĐK chỉ từng người và hô:
– NĐK: (hô) Bằng (hai tay chắp lại chĩa vào NC)
– NC : (hô) Ah (đưa hai tay lên trời)
– NĐK: (hô) Ah (đưa hai tay lên trời)
– NC: (hô) Bằng (hai tay chắp lại chĩa vào NĐK)
* Lưu ý: NĐK hô bằng thì NC hô Ah và ngược lại.Và NĐK nên nói nhanh để đánh lừa NC.
7. Súng – Sói – Người
* Nguyên tắc : Súng bắn sói
Sói cắn người
Người điều khiển được súng
+ Súng : 2 tay chắp chĩa vào người kia.
+ Sói : 2 tay giơ lên hai lỗ tai xòe ra
+ Người : đứng nghiêm xuôi tay.
NĐK chỉ vào người chơi và làm những động tác:
– NĐK: làm động tác súng NC: phải làm động tác người
– NĐK: làm động tác sói NC: phải làm động tác súng
– NĐK: làm động tác người NC: phải làm động tác sói
* Lưu ý: NC phải thắng NĐK ai thua bị phạt
8. Chưởng – Chỉ – Chỏ – Chảo
+ Chưởng: Tay đẩy về phía trước
+ Chỉ: Chỉ ngón trỏ về phía trước
+ Chỏ: Làm động tác đánh chỏ
+ Chảo: Đưa tay phải ra trước, lòng bàn tay úp xuống rồi đánh hất ngửa lòng bàn tay lên.
NĐK hô:
– NĐK: Chưởng,rồi làm động tác chưởng – TC: Lập lại và làm động tác chưởng
– NĐK: Chỉ,rồi làm động tác chỉ – TC: Lập lại và làm động tác chỉ
– NĐK: Chỏ,rồi làm động tác chỏ – TC: Lập lại và làm động tác chỏ
– NĐK: Chảo,rồi làm động tác chảo – TC: Lập lại và làm động tác chảo
* Lưu ý: NĐK có thể hô một đàng làm một nẻo, còn TC chỉ làm theo NĐK hô chứ đừng làm theo cử điệu
9. Ai Là Vua
NĐK chỉ từng người và nói:
– NĐK: Ai là vua ?
– NC : Ta là vua (giơ 2 tay lên)và hai người bên cạnh người được chỉ nói: Tâu bệ hạ (chắp tay cúi phục người xuống)
* Lưu ý: Người tâu phải cúi thấp hơn vua ai sai bị phạt.
10. Cõng Mẹ – Đánh Cọp
– NĐK: (hô) Cõng mẹ NC: Đưa trỏ ra trước
– NĐK: Đánh cọp NC: Tay phải đẩy về trước
– NĐK: Đánh mẹ NC: Đứng im
– NĐK: Cõng cọp NC: Đứng im
* Lưu ý: Khi NĐK hô: đánh mẹ và cõng cọp, NC không được làm động tác nào, ai sai bị phạt.
11. Cua – Cò – Cá
– NĐK: (hô) Cua NC: Đưa tay phải ra trước-úp bàn tay xuống
– NĐK: Cò NC: Đưa tay phải lên cong như cổ cò
– NĐK: Cá NC: Úp hai bàn tay lại
* Lưu ý: Làm theo lời nói của NĐK
12. Lò – Cò – Bò – Giò – Sò
– NĐK: Con bò – TC: Giơ 2 tay lên đầu làm sừng
– NĐK: Bếp lò – TC: 2 tay om vòng trước ngực
– NĐK: Xe bò -TC: 2 tay quay tròn trước ngực
– NĐK: Cái giò -TC: Co chân phải đưa ra phía trước
– NĐK: Vỏ Sò -TC: 2 bàn tay chụm lại với nhau làm như vỏ sò
* Lưu ý: Làm theo lời nói của NĐK chứ không làm theo động tác.
13. Ba – Má – Tôi
– Ba : Để tay lên đầu
– Má : Để 2 tay lên má
– Tôi : Khoanh tay chéo trước ngực
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
14. Công – Thưởng, Tội – Phạt
+ Công : Giang 2 tay ngang vai
+ Thưởng: Đưa 2 tay lên trời
+ Tội : Đứng im
+ Phạt : Ngồi xuống
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
15. Dài – Ngắn; Cao – Thấp
+ Dài : Giang 2 tay ra
+ Ngắn : Chấp hai tay phía trước
+ Cao : Tay phải giơ lên cao, tay trái xuôi xuống
+ Thấp : Úp 2 bàn tay phía trước
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
16. Nhập – Chế Biến – Xuất Khẩu
+ Nhập : Đưa 2 tay lên miệng
+ Chế biến: 2 tay úp vào bụng
+ Xuất khẩu: 2 tay xuôi sau đít
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
17. Huế – Saigòn – Hà Nội
+ Huế : Đứng nghiêm
+ Sài gòn: Ngồi xuống
+ Hà Nội: Giơ 2 tay lên đứng thẳng
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
18. Chơi – Học – Cầu Nguyện
+ Chơi : Chạy tại chỗ
+ Học : Giơ 2 tay ra trước như cầm cuốn tập
+ Cầu nguyện: Chắp hai tay lại để trước ngực, mắt ngước lên trời như đang cầu nguyện
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
19. Xuân – Hạ – Thu – Đông
+ NĐK: Xuân -TC: (hô) Vui rồi cười vui tươi
+ NĐK:Hạ -TC: (hô) Nực rồi lấy tay quạt quạt
+ NĐK:Thu -TC: (hô) Buồn rồi để tay phải áp má
+ NĐK: Đông -TC: (hô) Lạnh rồi 2 tay chéo ngực rung rung
20. Rừng – Sông – Núi
+ NĐK hô: – TC hô: Rừng : băng và làm động tác chạy tại chỗ
+ NĐK hô: Sông – TC hô: lội và cúi xuống làm động tác xắn hai ống quần lên
+ NĐK hô: Núi – TC hô: Trèo và làm động tác như đang leo núi
* Lưu ý: NĐK hô và làm cử điệu để TC cùng làm theo, nhưng có thể hô một đàng, làm một nẻo; còn TC chỉ làm theo lời NĐK hô.
21. Trăng – Mây – Gió – Mưa
+ Trăng : Sáng
+ Mây : Bay
+ Gió : Thổi
+ Mưa : Rơi
* Lưu ý: NĐK hô trăng thì NC hô sáng và ngược lại NĐK hô sáng thì NC hô trăng, ai nói sai thì bị phạt
22. Nú – Ní – Ná
+ Nu nú : Chỉ vào lỗ mũi
+ Ni ní : Chỉ vào lỗ tai
+ Na ná : Chỉ vào cằm
* Lưu ý: NĐK hô động tác nào thì TC phải chỉ đúng động tác ấy vào cơ thể mình. Còn NĐK nói một đàng nhưng làm một nẻo.
23. Trán – Cằm – Tai
– NĐK: (hát hoặc đọc) Trán cằm tai, trán cằm tai, chán tai tai cằm tai, chán tai tai cằm tai.
* Lưu ý: NĐK:đọc hoặc hát tới đâu thì người chơi phải chỉ vào cơ thể mình cho đúng lời (trán cằm tai) tốc độ từ chậm đến nhanh. Ai sai bị phạt. Có thể chế biến : gối đầu mông …
24. Kẹo – Bánh – Mứt
– NĐK: hô kẹo hoặc bánh mứt và chỉ một người, người này phải nói 1 loại kẹo hoặc bánh hoặc mứt mình biết. Vd : NĐK hô : kẹo – NC: kẹo chanh
* Lưu ý : Ai không nói nhanh hoặc trùng với người trước thì bị phạt
25. Bắn Chim
– NĐK chỉ một người và bắn : bằng, người này té xuống (ngồi xuống). Hai người hai bên xòe cánh bay đi (giang hai tay)
* Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh bị phạt
26. Tai Thỏ
– NĐK (Chỉ một người và bắn : bằng, người này la ái một cái. Hai người hai bên, một người đưa bàn tay phải và một người đưa bàn tay trái kề sát người bị bắn làm “tai thỏ”