Bài thơ Hạt gạo làng ta là một trong những bài thơ nhẹ nhàng mà sâu sắc, Cùng đọc và tìm hiểu những nội dung bên dưới để thấy sự trân trọng và ngợi ca của tác giả Trần Đăng Khoa với những “hạt vàng” lấp lánh của quê hương.
Các Nội Dung Chính
Bài thơ hạt gạo làng ta
Bài thơ Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất…
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…
Tác giả: Trần Đăng Khoa.
Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta
Mở bài
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ với những áng ngôn từ giàu tình yêu với quê hương, đất nước và thiên nhiên. Nổi bật trong phong cách của Trần Đăng Khoa chính là ngôn từ trong trẻo, dễ gần. Tác phẩm Hạt gạo làng ta được xem là áng văn thơ nổi bật của ông. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta để tỏ rõ được thông điệp về tình yêu đất nước, quê hương trong thơ văn của ông.
Thân bài
-
Luận điểm 1: Phong cách văn thơ của tác giả Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa quê gốc tại Hải Dương. Từ thuở còn nhỏ, Trần Đăng Khoa đã được nhiều người biết đến với năng khiếu làm thơ. Chỉ mới 8 tuổi, Trần Đăng Khoa đã có bài thơ đầu tiên đăng báo. 2 năm sau đó, tác phẩm đầu tiên của ông cũng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng thông qua, có tựa là “Góc sân và khoảng trời”. Điều này thể hiện được niềm say mê tự nhiên với văn học nghệ thuật của Trần Đăng Khoa.
Trần Đăng Khoa đã có một khoảng thời gian nhất định làm việc trong quân ngũ. Ông cũng được xem là người rất ham học với khoảng thời gian du học tại Nga. Nhờ vào năng khiếu thiên bẩm cùng khoảng thời gian rèn luyện, học tập, Trần Đăng Khoa đã thể hiện được phong cách thơ văn tuyệt vời, thấm đượm tình yêu thương với quê hương.
-
Luận điểm 2: Nguồn gốc dân dã của “hạt gạo làng ta”
Việt Nam vốn dĩ là một quốc gia nông nghiệp, với nghề chính của người dân vẫn là nghề nông. Từ những xóm làng, địa phương trên khắp đất nước đều có sự xuất hiện của ruộng đồng. Hạt gạo sau khi thu hoạch được có màu sắc trắng sữa, tựa như những hạt ngọc của trời.
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
Hạt gạo là nguồn lương thực quý báu cho con người, với những tâm hồn đầy chất thơ văn nghệ thuật của Trần Đăng Khoa. Hạt gạo còn mang trong mình hương vị Phù sa của sông Kinh Thầy. Phù sa là yếu tố quan trọng để trồng lúa nước, sự xuất hiện của hạt gạo có phần nhiều nhừ vào phù sa màu mỡ. Thêm vào đó, hạt gạo do Trần Đăng Khoa xây dựng nên còn được ướp trong mình hương sen thơm. Hình ảnh hạt gạo dường như gắn liền với những hình ảnh dung dị, quen thuộc nhất của làng quê Việt Nam.
Những miêu tả của Trần Đăng Khoa về hạt gạo dường như thể hiện được sự trân quý của ông. Hạt gạo trắng sữa gắn liền với những chi tiết thân thuộc nhất, dân giã nhất, nhưng cũng quý báu nhất.
-
Luận điểm 3: Hạt gạo làng ta là kết quả của những lao động gian khổ
Việc trồng được lúa nước là một trong những thành tựu nổi bật trong lịch sử loài ngược. Để lúa nước có thể thành hình với những hạt gạo trắng muốt, nuôi sống con người, là cả một quá trình đầy gian khổ và đắng cay.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy..
Thông qua những câu thơ đơn giản, tác giả đã làm nổi bật lên bức tranh khó khăn của việc trồng lúa gạo. Những cơn bão vào tháng bảy, cơn mưa vào tháng ba khiến những ruộng đồng ngập trong biển nước. Những ngày tháng sáu, trời trưa nắng nóng như chảy lửa, nước như “ai nấu”, khiến cho cá cờ chết, cua phải ngoi lên bờ. Nhưng vào thời điểm này, người mẹ vẫn xuống cấy láu. Điều này thể hiện được sự gian khổ, khó khăn, hy sinh của những người nông dân đối với công việc trồng lúa.
Việc trồng lúa trong những năm tháng của cuộc chiến tranh còn thêm khó khăn bội phần.
Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Năm tháng chiến tranh đầy khó khăn khiến cho những cánh đồng trồng trọt của người nông dân chìm trong biển lửa. Những người nông dân trong thời điểm chiến tranh không chỉ phải tăng gia sản xuất, mà còn đóng vai trò hậu phương để quan đội ta tiếp tục cuộc trường kỳ kháng chiến.
Thể thơ bốn chữ ngắn gọn với nhịp thơ được xây dựng uyển chuyển. Điều này giúp câu chuyện về hạt gạo làng ta dường như trở nên nhẹ nhàng, đơn giản nhưng cũng rất sâu sắc.
Kết lại
Tác phẩm Hạt gạo làng ta là bài ca nhẹ nhàng về cuộc sống gắn liền với ruộng đồng và lúa gạo của người nông dân. Thông qua phân tích bài thơ hạt gạo làng ta, có thể thấy được tình yêu đất nước, non sông đến từng chi tiết nhỏ nhất của Trần Đăng Khoa. Quê hương không phải là những điều to lớn, bao la, mà còn là những điều bình dị, nhỏ bé hiện hữu trong cuộc sống này. Biết trân quý những giá trị thiên nhiên, con người, chúng ta dường như càng yêu quý và trân trọng cuộc sống này.
Các vị phụ huynh cũng có thể tham khảo một số bài thơ hay cho bé khác như Bài thơ cô giáo em hay Bài thơ mưa hay bài thơ Bạn mới hoặc Bài thơ làm bác sĩ siêu hay nha
Hình ảnh hạt gạo làng ta
Các hình ảnh về hạt gạo làng ta
Hình ảnh hạt gạo làng ta với tranh vẽ
Hình ảnh hạt gạo làng ta với tranh thật
Giáo án thơ hạt gạo làng ta
Mục đích yêu cầu
- Kiến thức
– 4 tuổi: Trẻ đọc thơ diễn cảm, biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
– 5 tuổi: Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện
được tình cảm khi đọc thơ.
- Kỹ năng
– 4 tuổi: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng ghi nhớ có chủ định.
– 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
- Giáo dục
– Trẻ yêu các cô, các bác nông dân lao động, biết quí trọng những hạt gạo do chính tay bố mẹ làm ra. Ăn hết xuất cơm của mình, không làm rơi vãi cơm khi ăn.
Chuẩn bị:
– Cô : Tranh minh họa bài thơ.
– Trẻ : Trang phục ngọn gàng, trẻ hứng thú học bài .
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú.
– Chào mừng các bạn tham gia chương trình “Câu lạc bộ yêu thơ” ngày hôm nay. – Đến tham gia chương trình “Câu lạc bộ yêu thơ” hôm nay xin giới thiệu có các đội: Đội số 1 (Đại diện nghề nông). Đội số 2 (Đại diện nghề Thợ mộc). Đội số 3 (Đại diện nghề Thợ may). – Cô giáo sẽ là người đồng hành cùng các bạn trong chương trình hôm nay. – Chương trình của “Câu lạc bộ yêu thơ” ngày hôm nay chúng mình phải trải qua 3 phần: Phần 1: Lắng nghe. Phần 2: Thảo luận. Phần 3: Trổ tài. – Để chương trình thêm phần sôi nổi mời các đội cùng hát vang bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày” 2. Hoạt động 2: Lắng nghe. – Chào mừng các bạn bước vào phần đầu tiên của chương trình. Trong phần đầu này mời các đội cùng lắng nghe bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa” qua giọng đọc của cô Kiều Diễm. – Lần 1: Đọc điễn cảm, nói tên bài thơ tên tác giả. – Lần 2: Đọc kết hợp với tranh. 3. Hoạt động 3. Thảo luận. – Chào đón các đội buớc vào phần 2 của chương trình, trong phần 2 này các đội sẽ thảo luận qua việc trả lời các câu hỏi do chương trình đưa ra. – Các đội vừa nghe bài thơ gì? – Bài thơ do ai sáng tác? – Hạt gạo trong bài thơ làm ra bằng những hương vị gì? – Để thành được những hạt gao thì cây lúa và nguời nông dân cần phải trải qua những gì? => Cô chốt lai: – Để có hạt lúa, hạt gạo “Mẹ em” đã phải làm những gì? – Để làm ra được hạt lúa hạt gạo các cô bác nông dân phải làm việc như thế nào? – Các bạn thấy trong gia đình bố mẹ chúng mình làm gì? – Bố mẹ chúng mình làm việc như thế nào? => Cô chốt lai: Bố mẹ và cô bác nông dân phải rất vất vả để làm ra hạt lúa hạt gạo vì vậy chúng mình ăn cơm không làm rơi vãi và phải ăn hết xuất cơm của mình các bạn nhớ chưa? – Hỏi lại tên bài thơ, tên tác giả. 4. Hoạt động 4. Trổ tài. – Phần 3 này chúng mình cùng nhau trổ tài của mình qua bài thơ “ Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. – Mời các đội cùng tham gia trổ tài của mình nào. – Để biết được đội nào thể hiện bài thơ này giỏi sau đây BTC mời đội số 1,2,3 đọc nào . – Tiếp theo chương trình cũng vẫn bài thơ này xin mời đai diện các đội lên thể hiện nào? (Yêu cầu trẻ đếm số trẻ lên đọc) – Bạn nào giỏi lên đọc bài thơ này cho các bạn cùng nghe nào? (Trong khi trẻ đọc cô chú ý lắng nghe sửa sai cho trẻ) – Cô động viên trẻ kịp thời. 5. Hoạt động 5. Kết thúc. Các đội vừa tìm hiểu bài thơ gì? bài thơ của nhà thơ nào? – Các đội ạ bài thơ này rất là hay còn được nhạc sĩ Nguyễn Viết Bình phổ thành lời bài hát nữa đấy. Cô hát cho trẻ nghe 1 lần . – Qua chương trình BTC muốn nhắn gửi tới các bạn phải yêu các cô, các bác nông dân lao động, biết quí trọng những hạt gạo do chính tay bố mẹ làm ra. Ăn hết xuất cơm của mình, không làm rơi vãi cơm khi ăn. Các bạn nhớ chưa nào? – Ngay sau đây BTC có món quà gửi tới các gia đình sau đây xin mời đại diện các gia đình lên nhận quà của chương trình – Cô trao quà cho trẻ. – Cuối cùng xin chúc các bác luôn mạnh khỏe, làm tốt công việc của mình. – Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” |
– Lắng nghe.
– Vỗ tay. – Lắng nghe. – Trẻ đứng lên chào. – Vỗ tay. – Lắng nghe. – Trẻ hát. – Lắng nghe. – Trẻ trả lời cô . – Lắng nghe và quan sát. – Trẻ nói – Do nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác. – Vị phù xa, hương sen thơm lời mẹ hát… – Trải qua bão tháng 7, mưa tháng 3, giọt mồ hôi, trưa tháng 6. – Mẹ xuống cấy – Làm việc rất vất vả. – Trẻ trả lời. – Trẻ trả lời – Trẻ chú ý lắng nghe. – Nhớ rồi ạ. – Trẻ trả lời. – Cả lớp đọc. – Tổ đọc. – Nhóm đọc – Cá nhân trẻ đọc. – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ nghe – Trẻ nghe – Trẻ hát |
Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay