Toàn Bộ Các Dạng Toán Tư Duy Lớp 3 Phổ Biến Và Hay Nhất

Các bậc cha mẹ luôn có nhu cầu tìm kiếm các bài tập, dạng Toán tư duy lớp 3 để ôn luyện cùng con trẻ. Dạng toán này vừa giúp trẻ ôn luyện kiến thức căn bản, lại cần suy nghĩ, phân tích, tư duy logic nhiều hơn mới tìm ra đáp án. Cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến bạn các dạng toán lớp 3 hay để cha mẹ cùng ôn luyện, tăng cường sự thông minh, khả năng sáng tạo của con.

Dạng toán tư duy lớp 3 về Số học

Bài tập dạng toán này chủ yếu rèn luyện cho các con nhớ kỹ kiến thức, thuần thục kỹ năng thực hiện phép tính. Các dạng toán tư duy phần này có thể chia thành 3 dạng bài với bài tập cụ thể như sau:

Bài toán xếp hàng

Thành phố A vừa đưa vào hoạt động một đoàn tàu đầy màu sắc, mỗi toa có màu sơn khác nhau. Biết toa màu đỏ là toa tàu thứ tư tính từ đầu tàu và phía sau nó có tổng 12 toa khác. Toa màu xanh lá phía sau toa đỏ và nằm giữa hai toa khác.

Hỏi:

  1. a) Có bao nhiêu toa tàu trước toa màu đỏ? Đoàn tàu có mấy toa?
  2. b) Toa màu xanh lá là toa thứ mấy tính từ đầu tàu? Tính từ toa cuối tàu?

Bài toán ngồi xe buýt

Mít và Mai đi xe buýt đến trường. Hai bạn cùng ngồi trên một hàng ghế, biết Mít ngồi hàng thứ năm dãy ghế từ trên xuống, còn Mai ngồi hàng thứ sáu dãy ghế từ dưới lên.

Hỏi: a, Xe có bao nhiêu hàng ghế?

b, Có bao nhiêu hàng ghế trước hàng Mít ngồi? Có bao nhiêu hàng ghế sau hàng Mai ngồi?

Bài toán tư duy lớp 3 rèn luyện khả năng suy luận của học sinh
Bài toán tư duy lớp 3 rèn luyện khả năng suy luận của học sinh

Bài toán về sự chọn lựa

Cửa hàng có bán táo nhưng được đóng hộp sẵn, có nhiều loại để khách hàng chọn là hộp có 5, 9, 10 quả táo. Hỏi nếu bà Thịnh muốn mua đúng 48 quả táo thì cần chọn mua ít nhất bao nhiêu hộp táo? Đó là các loại hộp táo nào?

Dạng toán tư duy lớp 3 về Hình học

Hình học luôn yêu cầu trẻ cần tưởng tượng, nhìn nhận, quan sát tốt. Các dạng toán này sẽ kích thích con trẻ phát triển não bộ vượt bậc, tăng sự tưởng tượng và tư duy logic để giải quyết bài toán. Dưới đây là một số bài tập hay về Toán tư duy lớp 3 giúp bé rèn luyện trí não:

Hoạt động về đo lường

Hãy thực hiện ước lượng và đo lường độ dài, độ cao, chiều dài – chiều rộng của một số đồ vật trong nhà hay trong lớp học.

Hoạt động áp dụng kiến thức chu vi – diện tích

Cha mẹ yêu cầu trẻ từ chiều cao, chiều rộng,… các món đồ vật đã đo được ở bài tập 2.1, hãy tính diện tích, chu vi ác món đồ, vật dụng đó trong thời gian 2-5 phút. Điều này khiến trẻ cần vận dụng kiến thức đã học về hình học cùng biết áp dụng công thức vào cuộc sống thực tế.

Hãy yêu cầu trẻ áp dụng kiến thức tính diện tích, chu vi đồ vật trong thực tế
Hãy yêu cầu trẻ áp dụng kiến thức tính diện tích, chu vi đồ vật trong thực tế

Dạng toán tư duy lớp 3 về so sánh – sắp xếp

Dạng toán này không yêu cầu cao về tính toán mà hướng cho trẻ vận dụng sự phân tích, phán đoán, sắp xếp,… để tiến hành giải quyết yêu cầu bài tập. Dưới đây là một số bài toán hay phụ huynh có thể chọn để rèn luyện tư duy cho con trẻ tại nhà:

Câu 1: Chúng ta có thể cắt 1 hình vuông ra thành 7 hình vuông nhỏ hơn hay không? thực hiện chi tiết thao tác cắt với giấy bìa và kéo.

Câu 2: Trọng lượng 6 con cá mập nhỏ hơn trọng lượng của 5 con cá voi, nhưng lại lớn hơn trọng lượng 12 con cá heo. Coi như trọng lượng mỗi con cá mập, mỗi con cá heo, mỗi con cá voi là như nhau. Hỏi trọng lượng con cá nào lớn nhất? nhỏ nhất?

Câu 3: Quan sát hình và cho biết có tổng số bao nhiêu hình tam giác trong hình:

Có bao nhiêu hình tam giác trong hình trên?
Có bao nhiêu hình tam giác trong hình trên?

Dạng toán tư duy lớp 3 về xác suất – thống kê 

Đây là lĩnh vực khá mới mẻ với học sinh lớp 3. Bài tập sẽ giúp các bé làm quen và tiếp cận với nhiều bài tập thú vị giúp bé vận dụng hiệu quả, triệt để sự tư duy, logic, suy luận. Bài tập tham khảo các bậc phụ huynh hãy cùng các bé tìm hướng giải quyết:

Câu 1: Đồng hồ điện tử thường xuất hiện giờ dạng AB:CD. Hỏi trong một ngày sẽ có tổng cộng bao nhiêu lần đồng hồ hiển thị giờ phút với 4 chữ số giống hệt nhau?

Câu 2: Bạn có một chiếc cân đĩa và 4 quả cân trọng lượng là: 2 quả 1kg và 2 quả 5kg. Hỏi làm thế nào bạn có thể cân được 4kg gạo và 6 kg gạo chỉ trong 1 lần cân?

Câu 3: Ba bạn nhỏ đội 3 cái mũ lần lượt là đỏ, xanh, vàng. Ba bạn được phép lựa chọn 1 trong 3 hộp quà với giấy gói quà có màu đỏ, xanh, vàng. Ai cũng không muốn chọn hộp quà cùng màu sắc mũ của mình và bạn đội mũ vàng không muốn chọn quà xanh. Hỏi bạn đội mũ đỏ và xanh có thể chọn các hộp quà màu gì?

Bài toán về xác suất luôn khiến trẻ vận dụng tối đa khả năng suy nghĩ, phân tích
Bài toán về xác suất luôn khiến trẻ vận dụng tối đa khả năng suy nghĩ, phân tích

Hướng dẫn học toán tư duy lớp 3 hiệu quả

Để giúp hỗ trợ việc tư duy toán học cho học sinh lớp 3, dưới đây là một số ví dụ và kỹ thuật tư duy mà họ có thể áp dụng:

  1. Phép cộng và phép trừ:
    • Ví dụ: Nếu có 7 quả táo và bạn cộng thêm 3 quả táo, bạn sẽ có tổng cộng bao nhiêu quả táo? (7 + 3 = ?)
    • Kỹ thuật tư duy: Sử dụng kỹ thuật đếm hoặc hình vẽ để giúp học sinh hiểu rõ vấn đề và tìm ra câu trả lời.
  2. Phép nhân sơ cấp:
    • Ví dụ: Nếu mỗi hộp có 5 viên kẹo và có 3 hộp, tổng cộng có bao nhiêu viên kẹo? (5 x 3 = ?)
    • Kỹ thuật tư duy: Sử dụng phép cộng lặp lại hoặc hình vẽ nhóm các viên kẹo để giúp học sinh hiểu phép nhân.
  3. Phân loại và so sánh số:
    • Ví dụ: So sánh số lượng viên bi trong túi A (có 6 viên bi) với túi B (có 8 viên bi) để xác định túi nào có nhiều viên bi hơn.
    • Kỹ thuật tư duy: Sử dụng kỹ thuật so sánh trực quan, như sử dụng các đối tượng như viên bi hoặc hình vẽ để so sánh số lượng.
  4. Vấn đề từ cuộc sống hàng ngày:
    • Ví dụ: Trong một bữa tiệc, có 12 chiếc bánh pizza và có 4 người. Mỗi người sẽ được ăn bao nhiêu phần pizza?
    • Kỹ thuật tư duy: Hướng dẫn học sinh tìm ra cách chia đều số lượng bánh pizza cho số người để tìm ra số lượng phần mỗi người được ăn.
  5. Giải bài toán bằng hình vẽ hoặc mô hình:
    • Ví dụ: Sử dụng hình vẽ hình chữ nhật hoặc sử dụng các khối vuông để giải bài toán về diện tích hoặc thể tích.
    • Kỹ thuật tư duy: Hướng dẫn học sinh sử dụng hình vẽ hoặc mô hình để hiểu vấn đề và tìm ra giải pháp.
  6. Tự tạo ra các câu hỏi và bài toán:
    • Hướng dẫn học sinh tạo ra các câu hỏi hoặc bài toán từ các tình huống hàng ngày để thực hành kỹ năng giải toán và kỹ năng tư duy logic.

Nhớ rằng việc tạo ra môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề là quan trọng trong việc phát triển kỹ năng toán học của học sinh.

Xem thêm: Toán Tư Duy Lớp 2 – Các Phương Pháp Và Cách Dạy Hiệu Quả Cho Bé

Rate this post

Check Also

Bảng Nhân 6 Lớp 3 - Kiến Thức Lý Thuyết Và Bài Tập Có Lời Giải

Bảng Nhân 6 Lớp 3 – Kiến Thức Lý Thuyết Và Bài Tập Có Lời Giải

Bảng nhân 6 lớp 3 là một nội dung kiến thức toán quan trọng trong …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *