Bài thơ sắc màu em yêu là một bài thơ siêu hay nằm trong chương trình tập đọc lớp 5. Dưới đây là nội dung chi tiết bài thơ và câu hỏi sách giáo khoa.
Lời bài thơ sắc màu em yêu
Sắc màu em yêu
Em yêu màu đỏ:
Như máu con tim,
Lá cờ Tổ quốc,
Khăn quàng đội viên.
Em yêu màu xanh:
Đồng bằng, rừng núi,
Biển đầy cá tôm,
Bầu trời cao vợi.
Em yêu màu vàng:
Lúa đồng chín rộ,
Hoa cúc mùa thu,
Nắng trời rực rỡ.
Em yêu màu trắng:
Trang giấy tuổi thơ,
Đóa hoa hồng bạch,
Mái tóc của bà.
Em yêu màu đen:
Hòn than óng ánh,
Đôi mắt bé ngoan,
Màn đêm yên tĩnh.
Em yêu màu tím:
Hoa cà, hoa sim,
Chiếc khăn của chị,
Nét mực chữ em.
Em yêu màu nâu:
Áo mẹ sờn bạc,
Đất đai cần cù,
Gỗ rừng bát ngát.
Trăm nghìn cảnh đẹp
Dành cho bé ngoan
Em yêu tất cả
Sắc màu Việt Nam.
(Phạm Đình Ân)
Các vị phụ huynh cũng có thể tham khảo một số bài thơ hay cho bé khác như Bài thơ cô giáo em hay Bài thơ mưa hay bài thơ Bạn mới siêu hay nha
Trả lời câu hỏi bài thơ sắc màu em yêu trong bài tập đọc
Câu 1 (trang 21 sgk Tiếng Việt 5)
Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào?
Trả lời:
Bạn nhỏ yêu tất cả màu sắc: màu đỏ, màu xanh, màu vàng, màu tím, màu trắng, màu nâu, màu đen.
Câu 2 (trang 21 sgk Tiếng Việt 5)
Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào?
Trả lời:
– Màu đỏ: màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên…
– Màu xanh: màu của đồng bằng, rừng núi, màu của biển, của bầu trời…
– Màu vàng: màu của lúa chín, màu của hoa cúc mùa thu, của nắng…
– Màu trắng: màu của trang giấy, màu của đóa hoa hồng bạch, mùa mái tóc bạc của bà…
– Màu đen: màu của hòn than óng ánh, của đôi mắt em bé, màu của đêm…
– Màu tím: mùa của hoa cà, hoa sim, màu chiếc khăn của chị, nét mực chữ của em…
– Màu nâu: màu chiếc áo sờn bạc của bà, màu đất đai, màu gỗ rừng…
Câu 3 (trang 21 sgk Tiếng Việt 5)
Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?
Trả lời:
Bạn nhỏ yêu tất cả màu sắc trên đất nước mình, chứng tỏ bạn rất yêu quê hương, đất nước.
Câu 4 (trang 21 sgk Tiếng Việt 5)
Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.
Trả lời:
Học sinh tự học.
Giáo án bài thơ sắc màu em yêu
MỤC TIÊU:
– Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối
– Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh nói lên tình yêu của bạn đối với đất nước, quê hương.
– Học thuộc lòng bài thơ.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Tranh minh họa các màu sắc gắn với các sự vật và con người được nói đến trong bài.
– Bảng phụ để ghi những câu văn cần luyện đọc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
A- Kiểm tra:
*Kiểm tra 2 HS *GV nhận xét, ghi điểm B-Bài mới: Giới thiệu bài; nêu yêu cầu, mục tiêu bài học, cho HS quan sát tranh, nhận xét. *HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc: – Yêu cầu HS làm việc cá nhân với SGK/19 – GV chú ý những từ HS đọc sai, ghi bảng để HS luyện đọc – Đọc nối tiếp nhóm 2 (theo khổ thơ). – Luyện đọc từ khó: đoá hoa, sờn bạc, bát ngát *Hướng dẫn HS đọc cả bài: – GV tổ chức cho HS đọc cả bài, đọc thầm, giải nghĩa 1 số từ khó (theo HS) – GV đọc mẫu. *HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài – GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nội dung bài theo câu hỏi SGK * Cách tiến hành: Hoạt động nhóm 2.
– GV chốt ý và cho HS rút ra nội dung bài *HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm và HTL – GV treo bảng phụ, cho HS luyện đọc nhóm 2 và thi đọc diễn cảm và HTL C- Củng cố-dặn dò: + Cho HS đọc lại bài, nêu nội dung chính + Nhận xét tiết học; dặn dò học ở nhà |
– Đọc bài “Nghìn năm văn hiến” trả lời câu hỏi SGK
– Lớp nhận xét, bổ sung
– 2 HS khá đọc toàn bài
– HS nối tiếp nhau đọc khổ thơ (2 lần) 2-3 HS luyện phát âm từ khó.
– 2 HS đọc toàn bài.
– HS đọc thầm trong nhóm trao đổi các câu hỏi 1, 2, 3 SGK/21; – Các nhóm cử đại diện trả lời – lớp nhận xét. – HS nêu nội dung bài học
– HS luyện đọc; 3-4 em thi đọc diễn cảm đoạn 2
– 1HS đọc bài, nêu nội dung bài + Chuẩn bị bài sau: Lòng dân |