Khi Tế Bào Khí Khổng Mất Nước Thì Sao? Đáp Án và Lời Giải Chi Tiết

Nếu bạn đang gặp khó khăn với câu hỏi khi tế bào khí khổng mất nước thì sao? Hãy tham khảo câu trả lời bên dưới của chúng tôi.

Câu hỏi Khi tế bào khí khổng mất nước thì

  • Đáp án A: Thành mỏng hết căng làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
  • Đáp án B: Thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.
  • Đáp án C: Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.
  • Đáp án D: Thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.

Câu trả lời: Khi tế bào khí khổng mất nước thì thành mỏng hết căng làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

Lời giải: Thoát hơi nước qua lá 

Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng thoát hơi nước:

  • Khí khổng gồm:
    • 2 tế bào hình hạt đậu nằm cạnh nhau tạo thành lỗ khí, trong các tế bào này chứa hạt lục lạp, nhân và ti thể.
    • Thành bên trong của tế bào dày hơn thành bên ngoài của tế bào.
    • Số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá thường nhiều hơn ở mặt trên của lá
  • Lớp cutin
    • Có nguồn gốc từ lớp tế bào biểu bì của lá tiết ra, bao phủ bề mặt là trừ khí khổng
    • Độ dày của lớp cutin phụ thuộc vào từng loại cây và độ tuổi sinh lý của lá cây (lá non có lớp cutin mỏng hơn lá già)

Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua lớp cutin

Thoát hơi nước qua khí khổng (chủ yếu)

– Đặc điểm: vận tốc lớn và được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

– Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước: Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng:

  • Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)
  • Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)

Thoát hơi nước qua lớp cutin

– Đặc điểm: vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh

– Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:

  • Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
  • Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn và phụ thuộc vào độ dày và độ chặt của lớp cutin
  • Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.
5/5 - (3 votes)

Check Also

Áo Ngực Cho Con Bú Là Gì? Kinh Nghiệm Chọn Mua Hiệu Quả

Với các bà mẹ bỉm sữa việc chọn mua áo ngực cho con bú là …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *