Mặt Trăng làm rớt mũ của gà xuống mặt đất khiến gà mắc kẹt ở lại đó, mỗi ngày chỉ có thể dậy sớm gáy lên để gọi Mặt Trời thức dậy trò chuyện cùng mình. Mặt Trăng vì xấu hổ với điều đó nên chỉ dám xuất hiện khi Mặt Trời đã lặn và gà đã đi ngủ. Đấy là nội dung chính của truyện sự tích ngày và đêm. Cùng đọc rõ câu chuyện với nội dung bên dưới.
Truyện Sự tích ngày và đêm
Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống:
– Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé!
Gà Trống đáp:
– Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu!
Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất. Gà Trống vội bay xuống đất để nhặt mũ. Nhưng Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi:
Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ.
– Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi!
Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Nhờ có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống, Gà Trống nhìn thấy cái mũ đỏ của mình mắc trên một cành cây. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu.
Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Gà Trống cất tiếng gọi:
– Mặt Trời ơi! Kéo tớ lên với!
Nhưng Mặt Trời không thể kéo Gà Trống lên được. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống:
– Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi “Ò ó o…! Mặt trời ơi!”, tôi sẽ thức dậy và trò chuyện với bạn nhé!
Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Ở tít trên cao, Mặt Trời với gương mặt hồng hào tròn trịa, mỉm cười nhìn Gà Trống. Muôn loài hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ. Cây lá cũng mở bừng mắt reo vui chào đón ánh Mặt Trời. Người ta gọi lúc đó là ngày.
Còn Mặt Trăng thì cảm thấy rất hối hận và xấu hổ vì đã đối xử không tốt với bạn Gà Trống . Vì thế, Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống phía bên kia rặng núi, Gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng tỏa những tia sáng dịu dàng, yếu ớt gọi là đêm.
Giáo án truyện “ Sự tích ngày và đêm”
1. Kết quả mong đợi:
* Kiến thức:
– Trẻ biết tên truyện “ Sự tích ngày và đêm” và các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện.
* Kỹ năng:
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trả lời câu hỏi của cô và nói lời thoại của các nhân vật.
– Trẻ có khả năng trả lời rõ ràng mạch lạc, ghi nhớ có chủ định.
* Thái độ:
– Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động học.
– Thông qua câu chuyện trẻ giúp trẻ biết đoàn kết, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Biết bảo vệ sức khỏe của mình theo lịch sinh hoạt ngày và đêm.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
– Nhạc bài hát “ Chúc bé ngủ ngon”, “ Dậy sớm”, “Nắng sớm”
– Hình ảnh về câu chuyện trên pp, máy tính, tivi.
* Đồ dùng của trẻ:
– Mũ các nhân vật trong chuyện ( gà trống, mặt trời, mặt trăng )
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
* Hoạt động 1: Gây hứng thú cho trẻ.
– – Chào mưHôm nay các cô đến dự giờ rất muốn nghe các con hát tặng các cô 1 bài hát đấy. Chúng mình đã sẵn sàng hát thật hay chưa? – Trẻ hát bài “ Dậy sớm” – Các con vừa hát bài gì? – Các con dậy sớm và tập thể dục khi nào? – Theo các con buổi sáng còn gọi là gì nào? – Khi mọi người lên giường đi ngủ gọi là buổi nào? – Buổi tối gọi là gì nào? – Các con biết câu chuyện nào nói về ngày và đêm? – Để nhận biết được sự thay đổi bầu trời vào lúc ngày và đêm như thế nào, chúng mình hãy cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Sự tích ngày và đêm” nhé! * Hoạt động 1 : Kể chuyện và đàm thoại Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng cử chỉ, giọng điệu nhân vật – Câu chuyện cô kể đến đây là hết rồi! – Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? – Đố chúng mình biết trong câu chuyện có những nhân vật nào? – Để hiểu rõ hơn về câu chuyện mời các con cùng hướng lên màn hình xem và lắng nghe nhé! Lần 2: Cô kể truyện lần 2 qua hình ảnh. Đàm thoại – Trong câu chuyện Mặt trăng tỏ ý gì với mũ của Gà trống? – Mặt trăng đã nói gì? – Gà trống đáp lại như thế nào?
– Gà trống không chịu Mặt trăng đã hành động như thế nào? – Gà trống đã đi đâu để tìm mũ? ( trích dẫn: Mặt đất tối đen….) – Gà trống nhớ tới mặt trời và cất tiếng gọi như thế nào? ( Trích dẫn: Mặt trời vén màn mây nhìn xuống đất, những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi…..) – Khi tìm thấy mũ Gà trống cảm thấy như thế nào? – Khi không bay được về trời Gà trống đã gọi Mặt trời giúp đỡ như thế nào? – Mặt trời đã an ủi Gà trống như thế nào? – Mặt trăng cảm thấy như thế nào vơi bạn Gà trống? – Theo các con hiểu thế nào là hối hận và xấu hổ? – Cô giải thích: “ hối hận và xấu hổ” có nghĩa là đã nhận ra được việc làm sai trái của mình và mong muốn được sửa sai đấy các con ạ . – Vì đã nhận ra được hành động sai của mình và cảm thấy rất xấu hổ nên khi Mặt trời……Mặt trăng tỏa những tia sáng dịu dàng yếu ớt lúc đó gọi là đêm. – Nếu là con, thì con sẽ đố xử với bạn Gà trống như thế nào? – Qua câu chuyện này các con học tập được đức tính gì ở bạn Mặt trời? – Giáo dục trẻ: Cô mong rằng qua câu chuyện này các con sẽ biết yêu thương đoàn két giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh mình khi gặp khó khăn nhé ! – Câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm” còn cho các con biết thêm điều gì nữa? – Khi nào được gọi là ngày? Ban ngày mọi người thường làm gì? – Khi nào được gọi là đêm? Ban đêm mọi người làm gì? – Chúng mình biết bài hát nào nói về ban đêm hãy hát cho cô nghe nào? * Hoạt động 2: Cô và trẻ cùng kể chuyện – Hôm nay các con đã cùng cô tìm hiểu về câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm” rất giỏi, để giúp chúng mình nhớ câu chuyện lâu hơn cô và chúng mình sẽ cùng kể chuyện, cô sẽ là người dẫn truyện, khi kể đến nhân vật nào thì các con hãy nói thể hiện giọng của nhân vật đó nhé. – Cho trẻ đóng vai các nhân vật kể lại truyện. – Các con đã thuộc truyện chưa? – Về nhà chúng mình hãy kể lại truyện cho mọi người trong gia đình nghe nhé. – Còn bây giờ cô và các con cùng ra ngoài sân dạo chơi xem ban ngày ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất như thế nào nhé. |
– Trẻ xúm xít quanh cô – Sẵn sàng rồi ạ – Trẻ hát – Bài hát “Dậy sớm” – Buổi sáng – Ban ngày – Buổi tối – Ban đêm – Câu chuyện “Sự tích ngày và đêm” – Vâng ạ
– Trẻ vỗ tay – Câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm” – Trẻ kể tên các nhân vật
– Trẻ nghe kể truyện trên hình ảnh – Thích chiếc mũ của Gà trống. – Chúng mình đổi mũ và áo cho nhau nhé! – Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu. – Giật mũ của gà trống vứt xuống đất. – Bay xuống mặt đất để tìm mũ
– Mặt trời ơi! Mặt trời ơi!
– Sung sướng bay lên để lấy mũ
– Trẻ làm Gà trống gọi mặt trời. – Trẻ làm Mặt trời an ủi Gà trống. – Hối hận và xấu hổ.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ nêu ý kiến
– Đoàn kết, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn
– Trẻ lắng nghe
-Trẻ kể – Hát bài “ Chúc bé ngủ ngon” – Vâng ạ. – Trẻ ngồi xúm xít cùng cô kể lại chuyện – Hát bài “ Nắng sớm ” và đi ra ngoài.
|
Một bình luận
Pingback: Truyện Ngắn Cho Bé - 31 Truyện Ngắn Hay Nhất Ba Mẹ Phải Đọc Cho Bé