Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Chính Xác Và Đầy Đủ Nội Dung

Phân tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc là một dạng đề thường gặp sau khi học tác phẩm này của Nguyễn Đình Chiểu. Chúng ta cùng Kiến Guru làm rõ những vấn đề đặc sắc của tác phẩm, đặc biệt là hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Sơ lược về tác giả Nguyễn Đình Chiểu trước khi phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 

Sơ lược về cuộc đời tác giả

Điều đầu tiên cần lưu ý khi phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là cần giới thiệu đôi nét về tác giả. Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là người con của đất Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh), đây là quê mẹ của ông, còn cha ông – ông Nguyễn Đình Huy là người Thừa Thiên Huế. Là người ham học và có tố chất, Nguyễn Đình Chiểu được gia đình quan tâm và tạo điều kiện cho học hành.

Tác giả văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Tác giả văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

 

Năm 1833, ông được cha đưa ra Huế để có thêm nhiều điều kiện tốt hơn cho công việc đèn sách, vì chuyên tâm nên ông đã đỗ tú tài vào năm hai mươi mốt tuổi. Sau đó, gia đình ông gặp cơn nguy biến, mẹ ông mất, Nguyễn Đình Chiểu thương mẹ đến nỗi khóc mù cả hai mắt. Về sau, ông đã học nghề bốc thuốc chữa bệnh và trở thành một lương y, một nhà giáo tại quê nhà của mình.

Sơ lược về sự nghiệp văn chương

Trong sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân sâu đậm bằng một nghệ thuật giàu sức truyền cảm. Dù là các truyện thơ hay trong những bài văn, ông đều nhất quán trong quan niệm sáng tác, đó là dùng văn chương để thể hiện đạo lí và tinh thần chiến đấu cao độ cho sự nghiệp cứu nước. Không chỉ vậy, ông còn đặc biệt quan tâm đến những tính thẩm mĩ và những giá trị thuộc về tinh thần mà các tác phẩm văn chương mang lại. Chính quan niệm sáng tác đó đã tạo nên sự đa dạng, phóng khoáng trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

Hướng dẫn phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Khái quát về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Trước khi đi vào phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, chúng ta cần khái quát về hoàn cảnh sáng tác, chủ đề cũng như thể loại của tác phẩm.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và quyết định mở cuộc tấn công xuống Cần Giuộc vào năm 1859. Nhân dân vô cùng căm phẫn và quyết tâm chống giặc. Ở Cần Giuộc, những người nghĩa sĩ đã quả cảm chiến đấu nhưng tiếc thay trong đêm tập kích đồn giặc ngày 16/12/1861, họ đã hi sinh anh dũng. Để bày tỏ niềm tiếc thương và lòng biết ơn sâu sắc, Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài văn tế để đọc tại buổi truy điệu của những người chiến sĩ áo vải can trường, bất khuất.

Văn tế là thể loại được viết vào để tưởng nhớ người đã mất, có thể được viết dưới dạng văn vần hoặc là văn xuôi. Một bài văn tế thường có bốn phần:

Thứ nhất là lung khởi, đây là phần khái quát chung về hoàn cảnh và sự ra đi của con người, bắt đầu bằng “Than ôi”, “Than rằng”, “Thương thay”,…

Thứ hai là phần thích thực, phần này kể về những công đức, phẩm chất tốt đẹp của người đã khuất ấy.

Thứ ba là phần ai vãn, thể hiện cảm xúc tiếc thương, đau xót về người đã khuất.

Cuối cùng là phần kết, đây là những dòng viết bày tỏ niềm tự hào và ca ngợi về sự bất khuất của họ.

Hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở cuộc sống thường nhật

Làm rõ hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ tạo điểm nhấn cho bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Trước khi trở thành nghĩa sĩ thì những người lính Cần Giuộc chính là những người nông dân. Họ có xuất thân nghèo khổ từ dân ấp, dân lân “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó” và “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

Thế nhưng, những người nông dân quanh năm vất vả, lam lũ ấy lại có tính tình họ chăm chỉ, lương thiện và chính hoàn cảnh lịch sử dân tộc đã giúp họ phát huy những khả năng tiềm ẩn của bản thân để trở thành những anh hùng dân tộc thực thụ.

 

Làm rõ hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ tạo điểm nhấn cho bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Làm rõ hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ tạo điểm nhấn cho bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Một điểm cần lưu ý nữa trong phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là làm rõ hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong chiến đấu.

Khi có thực dân Pháp sang xâm lược, những người nông dân thể hiện rõ tấm lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc.

Họ thể hiện sự căm thù giặc ngoại xâm bằng cách xung phong xông pha vào trận mạc dù trong lòng canh cánh biết bao nỗi lo. Thế nhưng, họ đã vượt qua hết tất cả những nỗi lo ấy để thể thẳng thắn thể hiện thái độ “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, rồi “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” cho thoả nỗi căm hờn.

Từ nhận thức, họ hành động. Họ quyết định “làm quân chiêu mộ”, bản lĩnh “đạp rào”, “xô cửa”, “đâm ngang”, “chém ngược” để tiêu diệt quân thù. Chính vì thế họ đã lập nên những chiến công hiển hách, nào là “đốt xong nhà dạy đạo kia”, nào là “chém rớt đầu quan hai nọ”. Họ lúc này đã trở thành một biểu tượng sừng sững về tinh thần của anh hùng cứu nước.

Tiếc thay, dù chiến đấu quả cảm nhưng cuối cùng họ phải hi sinh, nhưng đó là một sự ra đi vinh quang, bất khuất. Tác giả đã sử dụng cách nói tránh về sự hi sinh của họ: “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây” nhưng dù có nói tránh thế nào thì sự ra đi ấy là một nỗi mất mát vô cùng của gia đình và dân tộc. Hình ảnh của họ xứng đáng lưu dấu trong sử sách nước nhà bằng niềm tự hào, cảm phục to lớn.

Hướng dẫn soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1

Câu hỏi đầu tiên khi soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là câu hỏi về bố cục văn bản. Bố cục của bài văn tế được chia làm ba phần như sau:

Phần 1 (Lung khởi): Từ “Hỡi ôi…” đến “tiếng vang như mõ”: Đây là phần đã khái quát bối cảnh lịch sử và đề cao ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ nông dân.

Phần 2 (Thích thực): Từ phần tiếp theo đến “…tàu đồng súng nổ”: Nội dung của phần này nhằm miêu tả hình ảnh của người nông dân trong đời sống lao động và hành trình trở thành người nghĩa sĩ áo vải dũng cảm, can trường.

Phần 3 (Ai vãn): Từ phần tiếp theo đến “… cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”: Phần này thể hiện niềm đau xót, tiếc thương và sự tự hào của tác giả cũng như quần chúng nhân dân đối với những người lính Cần Giuộc anh hùng.

Phần 4 (Kết): Phần còn lại là những dòng viết ca ngợi sự bất tử của những nghĩa sĩ nông dân.

Câu 2

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được miêu tả bằng ngòi bút chân thực. Bằng sự quan sát từ mối quan hệ gần gũi từ thực tế cuộc sống của Nguyễn Đình Chiểu với những người nông dân anh dũng, tác giả đã khắc hoạ thành công bức chân dung của họ dù là trong lao động hay trong chiến đấu.

Trong đời sống lao động thường nhật, họ là những người nông dân nghèo khổ, hiền lành, chăm chỉ, quanh năm “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

 

Thế nhưng, khi bóng giặc xuất hiện trên mảnh đất quê hương thân thương, ở họ đã có sự nhận thức cao độ về trách nhiệm của bản thân. Từ nhận thức, họ bộc lộ lòng yêu nước qua những hành động cụ thể: tự nguyện xung phong vào đội ngũ để chiến đấu giết giặc. Khi ra trận, hình ảnh những người nông ấy sử dụng chính những nông cụ thô sơ mà gần gũi để làm vũ khí chiến đấu là hình ảnh đẹp đẽ sẽ mãi lưu dấu vào lịch sử bằng những dòng viết của Nguyễn Đình Chiểu.

Dù xuất hiện trên trang thơ Nguyễn Đình Chiểu với vai trò như thế nào, những nghĩa sĩ nông dân cũng có một tinh thần quật cường và sự dũng cảm đáng nể trọng vì đã hi sinh tính mạng bản thân để hiện thực hoá lí tưởng chống giặc ngoại xâm và mang lại cuộc sống bình yên cho quê nhà. Họ xứng đáng là những người anh hùng của thời đại.

Cách miêu tả hình ảnh người lính nông dân của Nguyễn Đình Chiểu cho thấy nhiều giá trị nghệ thuật trong thơ văn của ông. Trong tác phẩm, nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ rất đỗi chân thực, mộc mạc nhưng đậm đà màu sắc Nam Bộ. Thêm vào đó là ông có cách so sánh hiệu quả, ấn tượng và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật chân thực, độc đáo. Tất cả những điều đó đã giúp Nguyễn Đình Chiểu chuyển tải thành công nội dung của tác phẩm đến với người đọc.

Câu 3

Việc soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lớp 11 cần đặc biệt lưu ý tiếng khóc của nhà thơ – một biểu hiện rõ ràng nhất tình cảm của ông đối với người nông dân nghĩa sĩ. Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu mang nhiều ý nghĩa, nhưng dù mang ý nghĩa nào đi chăng nữa thì nó cũng xuất phát từ chính tấm lòng yêu thương, trân trọng của ông đối với người nghĩa sĩ. Cụ thể hơn, đó là tiếng khóc của sự nuối tiếc, day dứt cho những họ khi đã phải ra đi khi ý nguyện thực hiện chưa trọn vẹn, sự nghiệp chưa thành. Không chỉ vậy, đó còn là tiếng khóc đau đớn, chua chát khi nghĩ về gia đình họ, nơi có những người mẹ, người vợ, đứa con đau đáu nỗi đau mất người thân. Từ cảm phục và thương xót, tác giả lại càng cho thấy nỗi căm hờn của mình đối với những kẻ nhẫn tâm, tàn ác mang quân đi xâm lược, gieo rắc bao thương đau. Căm hờn càng sâu thì nỗi niềm uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc lại tuôn trào thành nước mắt.

soan-bai-van-te-nghia-si-can-giuoc-lop-11

Không chỉ có tiếng khóc đau thương, trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn có tiếng khóc tự hào, biểu dương. Ông đã thay nhân dân thể hiện tiếng khóc về sự hi sinh của người lính nói chung, cũng là tiếng khóc hướng về cuộc sống trăm bề đau khổ của dân tộc trước gót giày xâm lăng của thực dân. Một phần nào đó, có nhiều dòng thơ lại là tiếng khóc khích lệ, động viên người người sĩ nông dân để có thêm tinh thần, động lực chiến đấu.

Tóm lại, dù tiếng khóc có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng tiếng khóc thể hiện trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu không uỷ mị, quỵ luỵ, không thê lương lê thê bởi trong dù đau khổ, xót xa nhưng vẫn mang âm hưởng tự hào, ngợi ca.

Câu 4

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có sức biểu cảm và sự lay động mạnh mẽ vì nó được viết bằng những nỗi niềm sâu nặng, tình cảm chân thành mà Nguyễn Đình Chiểu dành cho những người lính áo vải. Có những câu nghe sao nhói đau, chạm tới tận tâm can:

Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Chính những điều ấy đã tạo nên sức gợi cảm sâu sắc đối với độc giả. Không chỉ vậy, giọng điệu trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu lại rất đa dạng, nhất là những câu văn mang sắc thái bi thiết khi thể hiện hình ảnh bi tráng của người nông dân.

Xem thêm: Lời Bài Thơ Tự Tình Hồ Xuân Hương và Phân Tích Bài Thơ Tự Tình 2

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *