Bài Thơ Nhớ Việt Bắc – Nội Dung Chi Tiết Bài Thơ

Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu viết về cách mạng. Một trong những tác phẩm nổi bật là bài thơ nhớ Việt Bắc.

Bài Thơ Nhớ Việt Bắc

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Tác giả Bài thơ Nhớ Việt Bắc : TỐ HỮU

Chú thích bài thơ

  • Việt Bắc: Chiến khu của ta thời kì đấu trạnh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp. Việt Bắc gồm
  • Các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.
  • Đèo: chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.
  • Giang: cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc.
  • Phách: một loại thân cây gỗ, lá ngả màu vàng vào mùa hè.
  • Ân tình: có ơn nghĩa, tình cảm sâu nặng với nhau.
  • Thủy chung: trước sau không thay đổi.

Xem thêm: Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh – Lời Bài Thơ Và Hướng Dẫn Phân Tích

 Đôi nét về Tố Hữu

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

– Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

– Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

– Các tác phẩm chính:

  • Từ ấy (1937 – 1946)
  • Việt Bắc (1947 – 1954)
  • Gió lộng (1955 – 1961)
  • Ra trận (1962 – 1971)
  • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
  • Máu và hoa (1972 – 1977)
  • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)
  • Một tiếng đờn (1978 -1992)
  • Ta với ta (1992 – 1999)
  • Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000)

Giới thiệu về bài thơ Việt Bắc

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào xây dựng một cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra.

– Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

– Bài thơ có 2 phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: 8 câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay đầy lưu luyến.
  • Phần 2. Từ “Mình đi có nhớ những ngày” đến “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”: Lời của người ở lại.
  • Phần 3. Còn lại: Lời của người ra đi.

3. Ý nghĩa nhan đề

– Trước hết, Việt Bắc là tên một địa danh cách mạng. Nơi đây được biết đến là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Đồng thời, Việt Bắc cũng là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.

=> Nhan đề đã thể hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà thơ Tố Hữu muốn gửi gắm.

4. Nội dung

Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

5. Nghệ thuật

  • Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp giao duyên.
  • Ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian, giọng điệu thiết tha sâu lắng…

Nội dung tập đọc Nhớ Việt Bắc

Nội dung tập đọc Nhớ Việt Bắc đã ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc và sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi đánh giặc.

Trả lời câu hỏi Tập đọc Nhớ Việt Bắc

Câu 1 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc (dòng thơ 2)?

Gợi ý: Em hãy đọc câu thơ lục bát đầu tiên.

Trả lời:

Người cán bộ về xuôi nhớ “những hoa cùng người” ở Việt Bắc. Nhớ hoa có nghĩa là nhớ cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc. Nhớ người là nhớ những con người ở Việt Bắc chăm chỉ làm ăn và một lòng một dạ thủy chung với Cách mạng.

Câu 2 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Tìm các câu thơ cho thấy:

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn thơ sau: Rừng xanh hoa chuối… rừng vây quân thù.

Trả lời:

a) Việt Bắc rất đẹp:

– Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

– Ngày xuân mơ nở trắng rừng

– Ve kêu rừng phách đổ vàng

– Rừng thu trăng rọi hòa bình

b) Việt Bắc đánh giặc giỏi:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.

Câu 3 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Vẻ đẹp của người Việt Bắc thể hiện qua những câu thơ nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Rừng xanh hoa chuối… tiếng hát ân tình thủy chung.

Trả lời:

Vẻ đẹp của người Việt Bắc thể hiện qua các câu thơ sau:

– Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

– Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

– Nhớ cô em gái hái măng một mình.

– Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Vẻ đẹp của người Việt Bắc là vẻ đẹp trong lao động và trong chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Cách mạng.

Trắc nghiệm Tập đọc bài thơ Nhớ Việt Bắc

Chọn đáp án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Nhớ Việt Bắc trực tuyến.

1. Theo con, trong bài thơ, ta và mình để chỉ ai?

a. Ta là người dân Việt Bắc, mình là cán bộ cách mạng.

b. Ta là cán bộ cách mạng, mình là người dân Việt Bắc.

c. Ta là tác giả, mình là người dân Việt Bắc.

2. Vùng Việt Bắc bao gồm mấy tỉnh?

a. 5 tỉnh

b. 6 tỉnh

c. 7 tỉnh

3. Theo con, Tác giả nhớ những gì ở Việt Bắc?

a. Nhớ người.

b. Nhớ hoa.

c. Nhớ hoa và người.

4. Trong câu Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Từ hoa trong câu để chỉ điều gì?

a. Những em bé xinh đẹp.

b. Những bông hoa rực rỡ của núi rừng Việt Bắc.

c. Mọi cảnh vật thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc, trong đó có những bông hoa rực rỡ.

5. Trong bài thơ, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào?

a. Rất hoang vắng

b. Rất tươi đẹp

c. Rất nghèo khó

6. Con người Việt Bắc có gì đặc biệt?

a. Rất xinh đẹp.

b. Rất hồn nhiên và vô tư.

c. Rất đẹp và đánh giặc rất giỏi.

7. Ý nghĩa bài thơ Việt Bắc là gì?

a. Cảnh rừng Việt Bắc rất đẹp.

b. Người Việt Bắc đánh giặc rất giỏi.

c. Ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Việt Bắc, sự dũng cảm của con người Việt Bắc khi đánh giặc.

8. Con hãy nối hai cột để hoàn thành những câu thơ nói lên vẻ đẹp của cảnh vật Việt Bắc:

Rừng xanh rừng phách đổ vàng.
Ngày xuân trăng rọi hòa bình.
Ve kêu mơ nở trắng rừng.
Rừng thu hoa chuối đỏ tươi.

9. Con hãy sắp xếp những từ ngữ chỉ sự vật và chỉ người vào bảng

người đan nón, rừng xanh, hoa chuối, dao, em gái hái măng, sợi giang, rừng phách, bộ đội, quân thù

Chỉ sự vật Chỉ người

10. Con hãy nối những từ chỉ người với đặc điểm và hoạt động sao cho thích hợp:

Người đan nón tiếng hát ân tình thủy chung.
Cô em gái chuốt từng sợi giang.
Ai Hái măng một mình.

……………….

5/5 - (3 votes)

Check Also

Bài Thơ Mẹ Của Trần Quốc Minh - Nội Dung và Cảm Nhận

Bài Thơ Mẹ Của Trần Quốc Minh – Nội Dung và Cảm Nhận

Mỗi một con người sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ dù …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *