Bài Thơ Trưa Hè của Trần Đăng Khoa – Nội Dung và Giáo Án

Bài thơ trưa hè của Trần Đăng Khoa là một trong những bài thơ siêu hay cho các bé mầm non. Dưới đây là nội dung bài thơ.

Lời bài thơ trưa hè

Trưa gió thổi
Hoa phương lung lay
Cánh hoa rụng bay
Như bầy bướm lượn.

Tiếng ve ca rộn
Nghe như tiếng đàn
Trưa hè liên hoan:
Hoa bay, ve hát.

Những Món Đồ Cực Kỳ Cần Thiết Cho Mẹ và Bé Yêu Đang MIỄN PHÍ Vận Chuyển và Giảm Tới 50%

Khăn Che Bé Bú Đa Năng

Mua Ngay

Yếm Ăn Dặm Chống Thấm

Mua Ngay

Đai Đi Xe Máy Cho Bé

Mua Ngay

Dép Tập Đi Chống Ngã

Mua Ngay

Tác giảTrần Đăng Khoa.

Giáo án bài thơ Trưa Hè

NỘI DUNG KẾT QUẢ MONG ĐỢI CHUẨN BỊ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CHUNG

Thơ “Trưa hè”

– Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả.

– Trẻ biết nội dung bài thơ nói về  thời tiết cũng như cảnh vật mùa hè

– Trẻ thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ.

– Rèn trẻ kỹ năng chú ý lắng nghe, quan sát ghi nhớ, suy luận để trả lời các câu hỏi của cô.

– Rèn trẻ  khả năng diễn đạt khi trả lời câu hỏi.

– Phát triển vốn từ, khả năng tư duy,  sáng tạo cho trẻ.

– Rèn ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ cho trẻ.

– Slide tranh có nội dung bài thơ “Trưa hè”

– Tranh để trẻ chơi

– Bảng quay hai mặt, loa, nhạc chủ đề.

– Máy chiếu, máy vi tính.

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

– Hát bài“Mùa hè đến”

– Các con vừa hát bài gì?

-Cô đố các con trong bài hát vừa nhắc đến mùa gì?

– Thế khi mùa hè đến các con thấy thời tiết như thế nào?

– Ồ! Đúng rồi mùa hè về thời tiết nắng nóng vì thế khi ra đường các con phải làm gì?

– Vì sao phải đội mũ, mang khẩu trang?

– Các con giỏi lắm! Các con ơi! có một bài thơ nói về cảnh vật và con người trong mùa hè. Muốn biết nội dung bài thơ đó như thế nào hôm nay cô cháu mình cùng đọc nhé!

* Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm

– Cô đọc lần 1 cho trẻ nghe kết hợp động tác minh họa.

– Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?

– Do ai sáng tác?

* Cô tóm lại nội dung bài thơ: Bài thơ nói về thời tiết của mùa hè có nắng mềm như lụa, có đàn gà trống đi kiếm ăn, có đàn vịt đang bơi ngoài ao và nội đưa bé vào giấc ngủ giữa trưa đầy hương lúa.

– Các con có muốn nghe cô đọc thơ nữa không? Ngồi đẹp nghe cô đọc lại thêm lần nữa nhé!

* Trích dẫn, đàm thoại:

– Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?

– Bài thơ nói về mùa gì?

– Trong bài thơ có những gì?

+“Nắng mềm….tầng không”: Khổ thơ miêu tả nắng như thế nào?

+ “Chú gà….ao ruộng”: Trong khổ thơ này chú gà đang làm gì?

– Còn đàn vịt thì sao?

– Cô đố các con “Khoan thai” nghĩa là gì?

+ “Trưa đầy…thật xinh

– Trưa đầy hương lúa có ai ru bé ngủ?

*Giáo dục trẻ yêu cảnh vật thiên nhiên trong mùa hè yên ả.

* Dạy trẻ đọc thơ:

– Cô và trẻ cùng đọc thơ.

– Cho trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân, đọc đối.

– Cô quan sát tuyên dương những trẻ đọc diễn cảm bài thơ, sửa sai kịp thời những trẻ đọc chưa thuộc câu chưa diễn cảm

*Trò chơi:  Thi ai nhanh

+ Cách chơi: Trẻ chia thành 2 đội chơi. Trẻ đứng đầu hàng lên tìm tranh và dán theo thứ tự nội dung bài thơ vào bảng, sau đó về đánh vào tay bạn rồi đứng cuối hàng, bạn thứ 2 lên tiếp tục tìm 1 bức tranh và dán theo trình tự…cứ như thế cho đến khi kết thúc trò chơi.

+ Luật chơi: Đội nào không dán theo thứ tự nội dung bài thơ và về sau thì đội đó thua cuộc. Đội thắng cuộc sẽ được thưởng 1 tràng vỗ tay.

Cô quan sát nhận xét.

. Kết thúc:  Cô nhận xét, tuyên dương và cho trẻ đọc lại bài thơ.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Đọc ca dao về thời tiết

TCVĐ: Mèo và chim sẻ

– Chơi theo ý thích.

– Trẻ nhớ tên các bài ca dao về thời tiết

– Trẻ nắm được nội dung của các bài đó.

– Một số trẻ thuộc bài.

– Trẻ hứng thú và mạnh dạn chơi trò chơi

– Tranh về thời tiết

– Mũ mèo, mũ chuột

– Đồ chơi cho trẻ chơi theo ý thích

– Xắc xô, loa, nhạc chủ đề

*Gây hứng thú:

Cô cùng trẻ đi xem triển lãm tranh về thời tiết. Trò chuyện với trẻ về nội dung các bức tranh.

*Nội dung:

Qua các bức tranh các con hãy kể về thời tiết cho cô và các bạn cùng nghe nào.

– Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe về các hiện tượng thời tiết qua những bài ca dao nhé:

Cô đọc bài ca dao“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,….”. Trong bài ca dao này nói đến hiện tượng thời tiết nào?

– Con vật gì báo hiệu các hiện tượng thời tiết đó?

Các con đọc cùng cô nào (Cho trẻ đọc theo 2-3 lượt)

Cô đọc thêm các câu ca dao “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa,….” Trò chuyện cùng trẻ về nội dung các câu ca dao.

*TCVĐ: Mèo  và chim sẻ

Cô cùng trẻ trò chuyện về cách chơi và luật chơi

– Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt.

*Chơi theo ý thích: Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi an toàn.

HOẠT ĐỘNG GÓC

GC: – Gắn hột hạt hình ông mặt trời, ông trăng, sao.

GKH:

– Xây công viên mùa hè

– Nấu chè thập cẩm

– Nặn ông mặt trời, trăng, sao

– Pha màu nước, cuốc xới đất, đúc khuôn cát.

(Xem kế hoạch góc chơi buổi sáng)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Đố vui cùng trẻ về các hiện tượng tự nhiên

– Chơi tự do

– Trẻ giải được một số câu đố của cô

– Trẻ biết về đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên thông qua câu đố.

– Trẻ hứng thú, mạnh dạn và tự tin vào bản thân

­- Các câu đố về hiện tượng tự nhiên

– Máy chiếu, máy tính, tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên.

– Giáo án E-learning

*Gây hứng thú:

Cô cùng trẻ hát và nhún nhảy theo nhạc bài “Vườn trường mùa thu”, trẻ ngồi gần bên cô, cô cho trẻ kể tự do về các hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết.

*Nội dung:

Các con ai cũng giỏi, nên hôm nay cô sẽ thưởng cho các con trò chơi “Ai thông minh hơn nhé”.

Cách chơi và luật chơi của trò chơi như sau: Cô đọc câu đố và có 3 đáp án trên màn hình áy chiếu, các con nghe và đoán xem câu đố của cô nói đến hiện tượng tự nhiên nào thì lên dùng chuột máy tính ấn chọn vào hình hiện tượng đó. Nếu đáp án đúng các con sẽ nghe thấy âm thanh tinh tinh, đồng thời sẽ xuất hiện hình ảnh hiện tượng đó. Còn đáp án sai sẽ nghe thấy âm thanh tèng…. Và bạn khác sẽ giành quyền trả lời.

– Cô cùng trẻ chơi cây cao cấy thấp trẻ về đội hình 3 hàng ngang.

Cô tổ chức cho trẻ chơi giải các câu đố trên màn hình máy chiếu.

Trong lúc trẻ chơi, cô khen trẻ, động viên trẻ, khuyến khích trẻ trả lời. Gợi ý thêm cho trẻ để giúp trẻ giải đố dễ dàng hơn.

*Chơi tự do:

Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp. Đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.

5/5 - (6 votes)

Check Also

Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ Mầm Non - Lời Thơ Siêu Hay Cho bé

Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ Mầm Non – Lời Thơ Siêu Hay Cho bé

Bài thơ chú gà trống nhỏ là một trong những bài thơ về động vật …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *