Khi bạn đang cho con bú, có một số loại cá chứa nhiều chất thủy ngân hoặc các chất ô nhiễm khác có thể gây hại cho sức khỏe của em bé. Thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não và hệ thần kinh của trẻ. Dưới đây chúng tôi có tổng hợp các loại cá không nên ăn khi cho con bú.
Các Nội Dung Chính
Các loại cá không nên ăn khi cho con bú – Loại cá có nhiều thủy ngân
Trong một số loại cá, nhất là loại cá sống dưới tầng nước biển sâu thường chứa nhiều thủy ngân. Thủy ngân là một chất kịch độc, rất có hại cho sức khỏe con người. Khi mẹ ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân, chất này có thể truyền qua đường sữa mẹ vào cơ thể bé.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu tiếp xúc với mức thủy ngân cao có thể bé phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng như:
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, phát triển chậm về trí tuệ.
- Chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng nói, kỹ năng vận động tinh.
- Thị lực bị ảnh hưởng, giảm nhận thức không gian thị giác.
Vì vậy, nếu chưa biết các loại cá không nên ăn khi cho con bú, mẹ cần tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như các loại cá dưới đây:
- Cá ngừ: Cá ngừ có thể chứa nhiều thủy ngân, đặc biệt là loại cá ngừ lớn.
- Cá mòi (shark): Cá mòi cũng thường chứa nhiều thủy ngân và các chất gây ô nhiễm khác.
- Cá kiếm (swordfish): Tương tự như cá mòi, cá kiếm cũng là loại cá có khả năng chứa nhiều thủy ngân.
- Cá cáo (king mackerel): Loại cá này thường chứa mức thủy ngân cao và nên được hạn chế.
- Cá lợn (tilefish): Cá lợn thường chứa nhiều thủy ngân, đặc biệt là loại cá lợn đỏ từ vùng vịnh.
Các loại cá có độc tính
Trên thực tế, có những loại cá được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và hương vị nhưng lại chứa độc tính và nguy cơ gây ngộ độc cao. Đây cũng là các loại cá không nên ăn khi cho con bú. Một số loại cá là nguyên nhân gây ngộ độc phổ biến của nước ta mẹ cần biết để tránh như:
6. Cá nóc
Trên thế giới hiện nay phát hiện khoảng gần 100 loài cá nóc. Trong đó, ở nước ta có 17 loài đặc trưng. Viện Hải dương học Nha Trang đã nghiên cứu và thống kê có 8 loài trong số đó có chứa chất độc và 5 loài có chứa chất “kịch độc” có thể đe dọa tính mạng con người gồm: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc đầu thỏ chấm tròn, cá nóc tro, cá nóc vằn vện, cá nóc răng rùa.
Các vụ ngộ độc cá nóc không còn xa lạ trên truyền thông nước ta. Nhưng vì loài cá này được cho là có thịt thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao nên vẫn được mua bán và tiêu thụ. Ở Nhật Bản, đầu bếp trong các nhà hàng lớn cần được đào tạo bài bản và cấp chứng chỉ mới được phép sơ chế và chế biến món ăn từ cá nóc. Vì vậy, mẹ sau sinh nên từ chối loại cá này trong mọi trường hợp nhé!
7. Cá bống vân mây
Đây cũng có một loài cá độc sống ở các vùng cửa sông nước lợ, vùng ven biển và có nhiều ở miền Trung nước ta. Loại cá này thân có màu nâu đỏ, bên thân có 4 vệt đen hình đám mây. Trên vây đuôi và vây lưng có nhiều chấm đen. Loại cá này chứa độc tố tương tự như cá nóc và chất độc mạnh hơn gấp 275 lần so với xyanua. Đặc biệt, chất độc này không bị phân hủy bởi nhiệt độ cao nên dù có nấu kỹ vẫn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc như thường.
Người ăn phải cá bống vân mây cũng như cá nóc sẽ bị ngộ độc ngay sau ăn khoảng 5 – 15 phút. Trường hợp bị nhẹ thì bị liệt cơ, suy hô hấp, tụt huyết áp. Ngộ độc diễn tiến nặng sẽ gây co giật, tử vong. Nếu ăn phải khoảng 10g da cá bống vân mây và không được chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức.
8. Cá đuối biển gai độc
Một trong các loại cá không nên ăn khi cho con bú là cá đuối biển gai độc. Cá đuối có nhiều loại, có loại an toàn nhưng cá đuối biển gai độc là loại không ăn được. Đặc điểm nhận dạng của loại cá này là có 2 chiếc gai trên đuôi, cạnh như răng cưa có nối với tuyến chất độc.
Người đánh bắt nếu đối mặt với loại cá này và bị chúng tấn công có thể bị tử vong ngay. Nếu ăn phải chúng, chất độc ngấm dần vào cơ thể và nếu không cứu chữa kịp thời cũng dẫn đến tử vong.
Các loại cá khô không chắc chắn về nguồn gốc
Các món từ khá khô khá lạ miệng và đôi khi cũng là lựa chọn để thay đổi vị giác. Tuy nhiên, các sản phụ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng không nên ăn nhiều loại cá này. Đặc biệt, mẹ nên tuyệt đối không ăn cá khô không rõ nguồn gốc.
Hiện nay, có nhiều cơ sở sản xuất bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, sản xuất các loại cá khô ngâm tẩm hóa chất và chất bảo quản. Thông thường, cá khô được tẩm ướp 2 loại hóa chất là trichlorfon và sorbitol. Các chất độc này có thể làm suy nhược cơ thể, rối loạn nhịp tim, xuất huyết trực tràng, ảnh hưởng dạ dày… hoặc đe dọa đến tính mạng.
Ngoài ra, cá khô cũng là một trong các loại cá không nên ăn khi cho con bú bởi nó chứa nhiều muối. Sản phụ bị cao huyết áp, bị bệnh thận, bệnh tim mạch… tuyệt đối không nên ăn.
Các loại cá hộp chế biến sẵn
Các sản phẩm đóng hộp ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Có thể hàm lượng dinh dưỡng của cá không bị hao hụt đáng kể trong quá trình đóng hộp. Nhưng sản phẩm chế biến sẵn và được đóng hộp luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe như:
- Chất BPA dùng để chống han gỉ trong vỏ hộp kim loại có thể thôi nhiễm vào thực phẩm. Chất này là nguyên nhân của các bệnh như: Buồng trứng đa nang, ung thư vú, kháng insulin, béo phì, tim mạch, bệnh gan và thận….
- Các thành phần kim loại khác trong đồ hộp cũng có thể nhiễm vào thịt cá. Như trong một nghiên cứu tại Mỹ, cá ngừ đóng hộp có chứa hàm lượng kẽm cao hơn mức an toàn khoảng 100 lần. Và chúng có thể tàn phá sức khỏe con người, là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
- Các loại cá chế biến sẵn đóng hộp thưởng chứa nhiều muối, đường, phụ gia, chất bảo quản. Chúng sẽ truyền vào cơ thể em bé qua đường sữa mẹ. Nên đồ hộp không những không tốt cho mẹ mà còn hại cho con.
Trên đây là các loại cá không nên ăn khi cho con bú mẹ cần hết sức tránh. Vậy ở cữ nên ăn cá gì? Các loại cá như cá mòi, cá chép, cá hồi, cá diêu hồng, cá trắm, cá cơm… đều rất tốt cho sức khỏe. Mẹ hãy làm phong phú thực đơn cho mẹ sau sinh với những món ăn chế biến từ các loại cá này nhé!