Hội Chứng Baby Blues Là Gì? Nguyên Nhân Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Sinh con là một trải nghiệm đầy cảm xúc, mệt mỏi và lượng hormone sẽ có sự thay đổi đáng kể trong vài ngày đầu sau sinh. Lúc đó, sản phụ có thể xuất hiện hội chứng baby blues nhưng nó thường chỉ kéo dài một vài ngày.

1. Hội chứng baby blues là gì?

Khoảng 80% các bà mẹ sau sinh có hội chứng baby blues, đây là hội chứng để ám chỉ đến một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh, bà mẹ xuất hiện những cơn buồn, lo lắng, căng thẳng và thay đổi tâm trạng. Nghiên cứu cho thấy có 4 trong số 5 bà mẹ xuất hiện các triệu chứng này, vì vậy rất có thể bạn cũng sẽ có các triệu chứng như vậy.

Hội chứng baby blues thường xuất hiện trong vài ngày sau khi sinh, nhưng nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình sinh nở, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng của hội chứng này sớm hơn.

Mặc dù các bác sĩ không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này, nhưng các nghiên cứu trong thời gian qua đã tiết lộ được những bí ẩn liên quan đến hội chứng này. Sau khi sinh, cơ thể sản phụ trải qua những biến động nội tiết tố cực độ nhằm giúp bạn phục hồi và chăm sóc em bé, thu nhỏ tử cung trở lại kích thước bình thường, thúc đẩy quá trình tiết sữa và nhiều quá trình thay đổi khác. Những thay đổi nội tiết tố này cũng có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của bà mẹ sau khi sinh.

Ngoài ra, thời kỳ hậu sản là một giai đoạn mà cha mẹ không ngủ hoặc khó ngủ thường xuyên và đối phó với tất cả những thay đổi lớn trong thói quen và lối sống khi phải chăm sóc em bé mới sinh. Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau để gây ra hội chứng baby blues.

2. Các triệu chứng của hội chứng baby blues là gì?

Các triệu chứng có thể bắt đầu 2 đến 3 ngày sau khi sinh. Hầu hết các trường hợp, hội chứng baby blues sẽ tự biến mất ngay sau khi sinh hoặc thường trong vòng 10 ngày nhưng đôi khi lên đến 14 ngày sau khi sinh. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng baby blues bao gồm:

  • Cảm thấy buồn chán sau sinh, muốn khóc hoặc khóc mà không biết nguyên nhân gây ra
  • Có tâm trạng thất thường hoặc đặc biệt là hay cáu kỉnh
  • Cảm thấy không có mối gắn kết với con
  • Mất đi những thói quen trước kia như tự do đi chơi với bạn bè
  • Lo lắng hoặc cảm thấy lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của em bé
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc mất ngủmệt mỏi sau sinh
  • Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định dễ dàng hoặc suy nghĩ không rõ ràng

3. Hội chứng baby blues khác với trầm cảm sau sinh như thế nào?

Hầu hết các bà mẹ chịu ảnh hưởng tâm lý bởi hội chứng baby blues đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, baby blues kéo dài dai dẳng và đi kèm sự tăng cấp của những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm. Vì vậy, việc phân biệt điểm khác biệt giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh rất quan trọng.

Hội chứng Baby blues Trầm cảm sau sinh
– Cảm thấy muốn khóc nhiều lần trong ngày, dù chỉ vì một việc nhỏ

– Tâm trạng bất ổn, luôn thay đổi thất thường. Cảm thấy chán nản, buồn phiền

– Cáu gắt, lo âu, thiếu tập trung

– Xuất hiện từ 1-3 ngày sau sinh, và có thể kéo dài 1-2 tuần sau khi sinh

– Luôn lo lắng, buồn bã và khóc lóc rất nhiều. Không giao tiếp, khó chịu với người xung quanh

– Thiếu sự quan tâm đến em bé và bản thân.

– Khó tập trung suy nghĩ, luôn trong cảm giác tuyệt vọng. Thậm chí có suy nghĩ làm hại bản thân và con

– Kéo dài hơn 2 tuần sau sinh, với nhiều cảm xúc tiêu cực hơn

 

4. Điều trị hội chứng baby blues

Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì để điều trị hội chứng baby blues, hầu hết các trường hợp thấy rằng khi bà mẹ điều chỉnh chính bản thân vai trò mới và ổn định thói quen với em bé, họ bắt đầu cảm thấy đã trở lại với chính mình.

Điều đó nói rằng, giai đoạn sau sinh là khó khăn và điều quan trọng là bạn cần chăm sóc bản thân tốt nhất có thể. Tìm kiếm những điều khiến bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian chuyển đổi này có thể giúp bạn quay lại với bình thường, (hoặc ít nhất, tìm thấy sự bình thường mới của bạn) nhanh hơn một chút.

Dưới đây là những cách điều trị mà mẹ có thể tự làm

  • Ngủ càng nhiều càng tốt: Trên thực tế, mặc dù giấc ngủ là một điều gì đó rất “xa xỉ” trong giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh, nhưng bạn hãy ngủ khi bé ngủ và tạm thời để đồ giặt xử lý sau. Bạn cần lưu ý là mọi thứ sẽ tồi tệ hơn khi bạn kiệt sức. Đôi khi, ngủ là phương thuốc tốt nhất.
  • Yêu cầu giúp đỡ: Bạn đừng ngại nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc người thân từ nấu ăn, chạy việc vặt, thay tã và đừng cố gắng tự làm tất cả.
  • Ăn uống đầy đủ và đi ra ngoài chơi: Cho phép bản thân thưởng thức những món ăn ưa thích và hít không khí trong lành là phương thuốc rất hữu hiệu để làm giảm căng thẳng hay buồn chán.
  • Nói chuyện với ai đó: Mặc dù bạn không cần nhất thiết phải nói chuyện với một nhà trị liệu, nhưng nếu bạn có quen biết ai đó là nhà tư vấn tâm lý hoặc trị liệu, hãy gọi cho họ. Nếu không có, bạn hãy trò chuyện với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, người mà bạn cảm thấy thân thiết và người đó sẽ lắng nghe những chia sẻ được nỗi niềm của bạn.
  • Làm điều gì đó bạn yêu thích: Bất cứ điều gì trước khi sinh em bé mà khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và thoải mái thì bạn nên thực hiện lại những thói quen hay sở thích đó, biện pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng quay trở lại cuộc sống sau sinh của mình.

Bố có thể giúp mẹ như thế nào?

– Lắng nghe và quan sát: Nếu mẹ có bất kỳ biểu hiện mệt mỏi, lo âu quá mức, hãy khích lệ mẹ, bố nhé. Nói với mẹ rằng mẹ rất tuyệt vời, và bố luôn tin mẹ có thể làm tốt mọi việc.

– Hỗ trợ mẹ tối đa những công việc nhà. Thực tế, ngoài việc cho con bú mẹ, những công việc khác đều không thể làm khó bố. Từ thay tã, tắm hay lau dọn nhà cửa, chỉ cần bố chịu làm, tất cả đều có thể.

– Hạn chế khách đến thăm: Nhiều người thì vui, nhưng quá nhiều người lại có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của mẹ. Thử nghĩ xem, bao nhiêu người đến là bấy nhiêu lời khuyên. Tuy nhiên, không phải kinh nghiệm nào cũng tốt và phù hợp với tất cả mọi người.

– Không thiếu sự lãng mạn: Đã bao lâu bố không gửi tin nhắn hỏi han mẹ? Bao lâu chưa trao một nụ hôn? Hay đơn giản là nấu cho mẹ một món ngon nào đó?

Là một căn bệnh ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và cảm xúc, khoảng 6% phụ nữ mắc chứng trầm cảm vào khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống. Con số này tăng lên 10% (tức là 1 trong 10) đối với phụ nữ mang thai. Thực tế, 10% ông bố cũng mắc bệnh này sau khi em bé ra đời. Ba mẹ phải làm sao để…

Làm gì khi bố cũng là “nạn nhân”?

Tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ, nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia, bố cũng có thể là nạn nhân của hội chứng baby blues. Giống như mẹ, lần đầu làm bố cũng sẽ không thiếu những giai đoạn khó khăn cần thích ứng. Bố sẽ phải lo lắng về chi phí tài chính, suy nghĩ về trách nhiệm làm cha, hay băn khoăn liệu bé cưng sẽ ảnh hưởng tình cảm vợ chồng… Thậm chí, không ít các bố cảm thấy “tủi thân” khi bị mẹ cho ra rìa.

Nếu những cảm xúc, lo lắng này đang làm phiền bạn, tham khảo ngay lời khuyên dưới đây nhé! Làm cha sẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất từng xảy ra với bạn.

– Lấy hình ảnh, video của mẹ và bé ra xem mỗi khi tâm trạng xấu đi. Điều này sẽ giúp bố cảm nhận lại những khoảnh khắc hạnh phúc với gia đình và niềm vui khi có con.

– Dành thời gian để chơi và chăm sóc con, dù chỉ ít phút mỗi ngày.

– Chia sẻ với mẹ về những lo lắng, mối quan tâm của bản thân. Đừng ngại “đòi” mẹ dành thời gian cho mình. Lời khuyên dành cho bạn: Nếu muốn vợ có nhiều thời gian dành cho mình, đừng quên hỗ trợ vợ làm việc nhà và chăm sóc con.

– Luôn ghi nhớ, đó là vợ và con của mình, là những người mình yêu thương nhất.

Các bố mẹ cũng có thể tham khảo giúp vượt qua việc trầm cảm sau sinh với nội dung Tự Vượt Qua Trầm Cảm Sau sinh

 

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *