Thai 23 Tuần Tuổi – Sự Phát Triển Của Bé và Những Thay Đổi Của Mẹ

Ở tuần thứ 23 của thai kỳ, thai nhi gần như đã phát triển đủ để sống sót bên ngoài bụng mẹ. Phổi sẵn sàng để thở bằng cách hít nước ối. Bộ não của em bé đang tạo ra các kết nối cần thiết để suy nghĩ – và giao tiếp với bạn một ngày nào đó. Cùng xem Sự Phát Triển Của Bé và Những Thay Đổi Của Mẹ  của thai 23 tuần tuổi.

Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi

Kích thước của thai nhi 

Thai nhi 23 tuần tuổi dài khoảng 28 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Trọng lượng cơ thể khoảng 500 gram và sẽ tăng nhanh sau đó.
Ở giai đoạn này, thai nhi đã có thể nghe thấy tim mẹ đập nhẹ nhàng, giọng nói và các âm thanh khác qua đôi tai nhỏ bé của mình.

Cơ thể thai nhi thay đổi như thế nào?

  • Hệ tiền đình nằm giữa cầu não bắt đầu thực hiện chức năng là cảm nhận được những chuyển động
  • Phổi của thai nhi cũng sẵn sàng hoạt động, chuẩn bị đem lại cho bé một bầu không khí trong lành lúc bé chào đời. Phổi tiết ra một chất hoạt động bề mặt sẽ cho phép phổi phồng lên và xẹp lại do bé có khả năng hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, các nang phế quản không bị dính lại gây mất cấu trúc phối
  • Thai nhi 23 tuần có khả năng nuốt nước ối và đi tiểu một cách dễ dàng trong dịch nước ối bao xung quanh. Nước ối có khả năng tự làm sạch 6-7 lần một ngày. Như vậy, bạn không phải quá lo lắng về những chất dịch chảy qua miệng của bé.
  • Bé biết mở và nhắm mắt
  • Khi quan sát, da bé có màu đỏ do các động mạch và tĩnh mạch mà mẹ có thể nhìn thấy qua lớp da mỏng của bé
  • Cân nặng của bé tăng lên và có thể tăng gấp đôi trong 4 tuần tới
  • Lớp da nhăn nheo bao phủ cơ thể thai nhi dần căng ra bởi lớp mỡ bên trong cơ thể bắt đầu được tích tụ
  • Tất cả các cơ quan nội tạng đều phát triển và trưởng thành tốt.
Thai nhi 23 tuẩn tuổi gần giống như một đứa trẻ sơ sinh nhưng có kích thước nhỏ hơn và lớp da mỏng hơn. Vì bất kì lý do gì, nếu thai nhi chào đời, cơ hội sống sót của trẻ với sự can thiệp của các bác sĩ và nhân viên y tế khác là 25 – 35%. Tỷ lệ sống sót tăng lên sau mỗi tuần và đạt 90% nếu trẻ sinh ra trong tuần thứ 26 hoặc 27.

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Ở giai đoạn mang thai tuần 23 này, mỗi bà mẹ lại có những sự thay đổi về cơ thể khác nhau, vì thế nên bạn hãy lựa chọn cho mình lối sống, chế độ ăn, luyện tập phù hợp nhất với bản thân.

Về cơ thể: Tình trạng phù (Giữ nước ở chân) vẫn tiếp tục nặng hơn mỗi ngày. Trung bình bạn sẽ tăng thêm khoảng 5-7 kg trong giai đoạn này.

Những Món Đồ Cực Kỳ Cần Thiết Cho Mẹ và Bé Yêu Đang MIỄN PHÍ Vận Chuyển và Giảm Tới 50%

Quần Bầu Vải Lụa

Mua Ngay

Đai Hỗ Trợ Bé Tập Đi

Mua Ngay

Quần Tregging Lửng Bầu

Mua Ngay

Quần Legging Bầu

Mua Ngay

Sự tăng trưởng của tử cung

Khi thai nhi 23 tuần, tử cung trong bụng mẹ tiếp tục lớn lên và đẩy lên phần rốn khoảng 3-4 cm. Do bàng quang (nơi chứa nước tiều) nằm ngay dưới tử cung nên khi tử cung mở rộng có thể gây chèn ép bàng quang dẫn tới tiểu rắt khi mang thai. Đồng thời, bạn cần thường xuyên theo dõi cơ thể hàng ngày để phát hiện bất thường nếu nước ối bị rò rỉ. Nước ối là chất lỏng, không mùi, là môi trường tồn tại và phát triển của thai nhi. (Phân biệt nước ối và nước tiểu). Nếu nước ối chảy rò rỉ liên tục trong một thời gian dài, bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Tăng lưu lượng máu

Sự thay đổi lượng máu về phần dưới cơ thể tăng lên khiến bạn muốn đi tiểu thường xuyên hơn, tăng tiết dịch âm đạo. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi thai nhi 23 tuần. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bất ổn thì ngay lập tức hãy liên hệ tới bác sĩ của bạn.

Mơ nhiều hơn

Mang thai tuần 23, bạn có thể nằm mơ thường xuyên hơn. Bạn không nên cố giải thích các giấc mơ. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên mà bạn không phải lo lắng. Trong giấc mơ, hình ảnh thai nhi có thể xuất hiện hoặc không, và giấc mơ cũng rất gần gũi với đời sống hàng ngày của bạn. Lý do là khi mang thai, não hoạt động nhiều hơn có thể khiến bạn thường xuyên ngủ mơ hơn.

Thay đổi hoạt động hệ thần kinh

Khi thai nhi 23 tuần, sẽ có những lúc, bạn cảm thấy tinh thần rất bất ổn. Bạn phải đối phó với những thay đổi về cả tinh thần, tình cảm, hormone, quan hệ và thể chất trong thời kì mang thai. Dường như bạn đột ngột trở thành một người khác. Bên cạnh trách nhiệm lớn lao bảo vệ sự an toàn cho thai nhi, bạn sẽ cảm thấy cực kì lo lắng. Bạn cần hít thở thật sâu và thư giãn. Điều này rồi sẽ dần đi qua.

Đau xương sườn

Giai đoạn mang thai tuần 23, các bà mẹ thường bắt đầu bị đau sườn, nguyên nhân có thể do thai nhi đạp mạnh vào khu vực xương sườn và cơ quan nội tạng của mẹ (hoặc bào thai cần không gian để di chuyển vào, chèn ép lên xương lồng ngực khiến xương sườn của bạn bị sưng và đau nhức)

Nguy cơ sinh non

Nếu có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ đừng hoảng sợ, hãy thư giãn, uống 1 chút nước và nghỉ ngơi 1 chút cho đến khi những dấu hiệu này qua đi. Bạn cũng có thể nằm xuống gường, nâng phần dưới cơ thể cao hơn để giảm nguy cơ sinh non. Nếu các dấu hiệu dọa sinh non vẫn tiếp diễn, bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ và các nhân viên y tế để được chăm sóc tại bệnh viện và giữ an toàn cho thai nhi.

Khi thai nhi 23 tuần, những thay đổi cơ thể của bạn mà có thể dễ dàng quan sát:

  • Chân và tay phù do giữ nước. Kích thước cơ thể bạn lớn hơn, có thể dễ dàng nhận ra kể cả từ những người lạ. Hãy cứ tự tin và thoải mái về điều này
  • Đi tiểu thường xuyên để làm trống bàng quang, làm giảm áp lực cho bàng quang.
  • Tăng sự thèm ăn. Chứng thèm ăn có thể kéo dài đến giai đoạn bạn cho con bú
  • Dễ dàng nhận thấy tóc và móng tay dày và dài nhanh
  • Não mất sự tập trung hoặc ngừng phản ứng với những yêu cầu tại 1 thời điểm
  • Bạn có giảm giác như bị ghim châm trong tay.
  • Bàn tay, bàn chân bị đau và tê
  • Táo bón
  • Trào ngược acid dạ dày
  • Nhức đầu
  • Tâm trạng thường xuyên ngay đổi, ngay cả khi cơ thể bạn hoàn toàn ổn định
  • Chảy máu nướu răng
  • Cơn co thắt Braxton Hicks (hay còn gọi là cơn gò sinh lý) có tần suất ngày càng tăng
  • Chảy nước mũi
  • Tăng dịch tiết âm đạo

Sản phụ nên có kế hoạch gì khi thai 23 tuần tuổi

Nếu đang làm việc, sản phụ nên hoàn thiện các kế hoạch và giấy tờ cho kỳ nghỉ thai sản sắp tới. Hãy chắc chắn rằng sản phụ đã nói chuyện với người quản lý mình và bộ phận nhân sự để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều hiểu tình trạng của sản phụ và được biết về những quyền lợi của sản phụ tại nơi làm việc trong khi mang thai. Nhiều phụ nữ tự hỏi họ nên tiếp tục làm việc trong bao lâu khi mang thai. Một số phụ nữ sẽ ngừng làm việc vào khoảng tháng thứ 7 hoặc thứ 8, trong khi những phụ nữ khác làm việc cho đến ngày sinh. Không có câu trả lời chính xác về thời gian sản phụ nên nghỉ việc. Tuy nhiên, sản phụ có thể làm việc miễn là cảm thấy có thể làm được, trừ khi thai nhi phát triển các biến chứng cần nghỉ ngơi tại giường. Sản phụ cũng sẽ cân nhắc về những điều sau đây:

  • Sau khi em bé chào đời, sản phụ sẽ đi làm trở lại hay ở nhà?
  • Nếu quyết định làm việc, ai sẽ chăm sóc trẻ? Chồng hay thành viên khác trong gia đình?
  • Sản phụ có cảm thấy tự tin khi đưa bé đến nhà giữ trẻ hay đưa trẻ đi chơi ngoài trời với mẹ không?
  • Tốt nhất hãy bắt đầu thảo luận về những vấn đề này với chồng và người thân để có thể sắp xếp hợp lý ai sẽ chăm sóc bé.

Lời khuyên để cho thai kỳ khỏe mạnh hơn

Uống nhiều nước cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Mặc dù tốt nhất là uống nước lọc, sản phụ cũng có thể uống nước rau, nước ép trái cây, sữa và một số loại trà thảo dược. Tuy nhiên, sản phụ nên tránh cà phê và soda do hàm lượng caffeine có trong các loại nước này có tác dụng lợi tiểu, có thể làm giảm số lượng chất lỏng trong cơ thể và khiến sản phụ bị mất nước. Nếu đang uống đủ nước, nước tiểu của sản phụ sẽ có màu vàng nhạt hoặc thậm chí không màu; nước tiểu màu vàng đậm là một dấu hiệu cho thấy sản phụ không uống đủ nước. Uống đủ nước có thể giúp ngăn ngừa:

  • Nhức đầu
  • Hạn chế cơn co tử cung
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Phù

Nếu ai đó xung quanh đang hút thuốc, hãy tránh đi. Hút thuốc thụ động cũng độc gần như hút thuốc chủ động, và nhau của bạn sẽ không lọc tất cả khí CO và các hóa chất khác mà bạn hít vào một cách thụ động. Nếu bạn vẫn đang hút thuốc, phải tìm mọi cách để bỏ.

Nếu bạn thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, sản phụ cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ. Một số phụ nữ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu bắt đầu có thể khá mơ hồ. Đừng ngại kiểm tra ngay cả khi sản phụ chỉ muốn biết để an tâm hơn.

Lời khuyên cho những ông bố khi mẹ bầu mang thai 23 tuần tuổi

Bạn cần dành thời gian rảnh rỗi để trò chuyện với vợ mang thai và thai nhi. Khi này, bạn cũng nên sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho thời gian sắp chào đời của con, lên kế hoạch chăm sóc con sau khi vợ sinh.
Nếu vợ bạn vẫn đang trong thời gian đi làm, bạn và vợ mình hãy lên kế hoạch nghỉ sinh.
5/5 - (4 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *