Thai nhi 35 tuần trong bụng phát triển chủ yếu về cân nặng. Cân nặng của bé có thể tăng tối thiểu 250 mg mỗi tuần. Bên cạnh đó, cơ thể bé dần dần tích trữ mỡ nhiều hơn. Cùng xem sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi bên dưới.
Các Nội Dung Chính
Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi
Em bé có thể chủ động hơn vào sáng sớm, đá, đấm, huých bạn để cảm thấy tỉnh táo. Đó cũng có thể là lời nhắc của bé dành cho bạn, hãy đứng lên, di chuyển, vận động nhẹ như lắc hông một chút để bé có thể tìm được vị trí dễ chịu nhất. Bé sẽ nằm ở tư thế quay chúc đầu xuống dưới. Nếu đến thời điểm bạn mang thai tuần thứ 35 mà bé chưa tự làm được, có thể sẽ cần sự can thiệp của bác sĩ để… xoay ngôi thai từ bên ngoài. Tức là dùng các động tác từ bên ngoài để tác động giúp bé quay đầu về đúng vị trí cần thiết.
Thai nhi 35 tuần có xu hướng phát triển cân nặng là chủ yếu, lượng dịch ối sẽ giảm đi đáng kể. Do đã được ngâm trong nước ối đó gần 9 tháng, lớp lông tơ bao phủ cơ thể giờ có thể tụt vào bên trong, phần lớn sẽ chui vào ruột bé và được thải ra ngoài qua lần đại tiện đầu tiên sau khi bé chào đời, cùng với các chất cặn bã được đào thải từ gan và thận.
Sự thay đổi cơ thể mẹ mang thai ở tuần 35
Hormone thai kì và trọng lượng từ em bé sẽ mang đến cho bạn những cơn đau, đặc biệt là đau vùng chậu. Cộng với việc các dây chằng bị làm mềm, khiến bạn còn bị cả những cơn đau lưng hành hạ. Bạn có thể thức dậy với một khuôn mặt hơi sưng húp vào buổi sáng, và bị sưng mắt cá chân vào cuối ngày. Hãy nhớ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Đến thời điểm mang thai tuần thứ 35, dịch âm hộ có thể ra nhiều hơn bình thường, để thấy thoải mái hơn bạn có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường, trừ khi dịch ra quá nhiều, có mùi hôi hay làm bạn cảm thấy ngứa ngáy.
Triệu chứng mẹ thường gặp khi mang thai Tuần 35
Vào khoảng thời gian thai nhi 35 tuần, bạn luôn phải chịu những cơn râm ran, tê buốt như kiến cắn vùng tay chân do áp lực của thai nhi lên dây thần kinh. Bạn vẫn tiếp tục tăng cân, rốn vẫn cứ lồi ra để lộ sau lớp áo, bụng và ngực ngày càng to. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn thật tốt để giảm bớt những áp lực cho chính mình. Để tránh tê ngứa, bạn cũng có thể massge một chút, đi lại, vận động nhẹ nhàng, tránh đứng lâu một chỗ, tránh ngồi vắt chân cao.
Nhức đầu thường xuyên
Nếu nhức đầu xảy ra, có thể vì một số lý do như quá nóng hoặc do cảm giác bị mắc kẹt trong một căn phòng ngột ngạt. Nghỉ ngơi và đi ra ngoài để có không khí hoặc mở cửa sổ. Và nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng loại thuốc giảm đau nào là an toàn (có chừng mực) trong thai kỳ. Acetaminophen là loại thuốc giảm đau được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai và đạt hiệu quả cao, miễn là thai phụ không làm việc quá sức hoặc sử dụng quá liều.
Giãn tĩnh mạch
Các tĩnh mạch ở chân bắt đầu đau (hoặc ngứa). Việc sử dụng các đôi tất chống giãn tĩnh mạch (support hose) có thể giúp các tĩnh mạch ở chân đẩy thêm một chút để chống lại áp lực từ việc bụng được đẩy xuống.
Bệnh trĩ
Giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở những mạch máu quanh trực tràng và gây ra bệnh trĩ. Để làm dịu chúng, hãy lau mình bằng nước ấm và giấy vệ sinh. Nếu giấy vệ sinh vẫn gây đau nhiều, hãy chuyển sang dùng khăn lau.
Nướu chảy máu
Nướu của thai phụ có thể bị chảy máu. Để hạn chế chảy máu, hãy bổ sung nhiều vitamin C. Uống thêm một ly OJ, rắc các loại quả mọng vào bột yến mạch hoặc ngũ cốc và ăn kèm cà chua trong các món salad.
Viêm da
Nếu đột nhiên bị nổi mẩn ngứa, nổi mẩn đỏ ở bụng, thai phụ có thể đã bị PUPPP (sẩn ngứa – mề đay trong thai kỳ). Để làm dịu cơn ngứa, hãy thử bôi gel lô hội sau khi tắm.
Chậm chạp
Cân bằng cơ thể trở nên khó khăn hơn trong tuần này khi thai phụ đang gần đến kỳ sinh nở (chỉ còn vài tuần nữa). Thai phụ nên vận động an toàn – nếu cần với lấy thứ gì đó trên kệ cao, hãy nhờ người thân thay vì trèo lên ghế để lấy nó.
Não thai kỳ
Cơ thể người phụ nữ ngày càng mệt mỏi, việc hay quên thường xuyên xảy ra hơn. Khối lượng tế bào não lúc này thực sự đang bị thu hẹp và cơn buồn ngủ cũng tăng lên làm thai phụ dễ bị uể oải. Tình trạng này sẽ được cải thiện lên một vài tháng sau khi em bé được sinh ra.
Cơn co thắt Braxton Hicks
Cơn co thắt tăng lên vì lúc này cơ thể người phụ nữ đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ. Những người mẹ mang thai lần đầu có thể không nhận thấy sự uốn cong của cơ tử cung (cảm giác như bụng đang thắt chặt).
Chăm sóc phụ nữ mang thai ở tuần thứ 35 của thai kỳ
Tìm hiểu về các phương pháp giảm đau khi sinh: Thai phụ có thể tìm hiểu về các lựa chọn giảm đau khi sinh, trong đó có kỹ thuật gây tê tại chỗ, và kỹ thuật thở để việc sinh nở trở nên thuận lợi hơn mà vẫn tỉnh táo trong toàn bộ quá trình mang thai để chào đón đứa con được sinh ra.
Sử dụng băng dán thông mũi (Nasal Strips): Hormone thai kỳ làm cho niêm mạc trong mũi sưng lên, khiến người phụ nữ cảm thấy ngột ngạt. Mua một hộp băng dán thông mũi sẽ giúp thai phụ hô hấp dễ dàng hơn.
Chuẩn bị kế hoạch sinh: Phụ nữ mang thai nên tìm hiểu về:
- Tất cả thông tin cần biết về việc mang thai và sinh nở (chuyển dạ và sinh nở)
- Diễn biến của quá trình sinh con – từ lần co thắt đầu tiên đến khi con được sinh ra
- Lập kế hoạch sinh nở.
Thai phụ cũng nên tìm hiểu về thông tin các bệnh viện uy tín với các bác sĩ, y tá hoặc nữ hộ sinh chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé.
Giảm chứng ợ nóng: Hãy chắc chắn ngồi thẳng trong khi ăn – và giữ như vậy trong một vài giờ sau khi ăn. Khi phải uốn cong, hãy làm điều đó bằng đầu gối thay vì ở thắt lưng. Trong khi đang ăn, hãy ăn chậm. Nhai là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa, nhưng đó là bước thường bị bỏ quên nhất khi ăn. Khi nhai càng nhiều, dạ dày sẽ càng ít phải làm việc hơn. Một cách nhai khác tốt cho bạn: Nhai kẹo cao su không đường sẽ làm tăng nước bọt, có thể giúp trung hòa axit trong thực quản. (Chỉ cần đừng lạm dụng nó – quá nhiều kẹo cao su không đường có thể gây ra tác dụng nhuận tràng nhờ các loại đường trong đó).
Tiếp tục tập thể dục: Bé được sinh ra từ những phụ nữ chăm tập thể dục trong thời gian mang thai có xu hướng ngủ qua đêm sớm hơn, ít bị đau bụng và có khả năng làm dịu bản thân tốt hơn. Các nhà khoa học cho rằng những đứa trẻ này được mẹ kích thích thông qua những thay đổi về nhịp tim và nồng độ oxy, cũng như âm thanh và rung động mà chúng trải qua trong bụng mẹ khi tập luyện.
Tham dự lớp học hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ sơ sinh: Có thể phụ nữ mang thai sẽ không bao giờ phải sử dụng kỹ năng này, nhưng biết cách thực hiện CPR cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết. Có rất nhiều lớp học bên ngoài, bao gồm các lựa chọn chi phí thấp hoặc miễn phí tại bệnh viện, trung tâm giáo dục sức khỏe cộng đồng. Thai phụ cũng có thể luyện tập tại nhà. Dù là học ở đâu thì cũng nên hoàn thành để đảm bảo có thể thực hành trong trường hợp không may xảy ra.
Lời khuyên cho để đảm bảo sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi được tốt nhất
- Bạn vẫn đang duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ chứ? Vào những tuần cuối này, bạn nên hạn chế ăn đồ ăn nguội, lạnh, nó làm tăng khả năng mắc các bệnh lây lan nhất là về tiêu hóa. Để tránh việc thừa cân quá nhiều sau sinh, bạn cũng nên hạn chế các đồ ăn nhiều dầu, mỡ và đường. Ngược lại, ăn nhiều đồ ăn chứa chất xơ như các loại hoa quả sạch sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Đồng thời duy trì những bài tập nhẹ nhàng, đi bộ vào buổi sáng/tối để dễ sinh hơn.
- Bổ sung đầy đủ canxi cho cả bé và mẹ bằng cách dùng sữa hay các viên uống chức năng dành riêng cho bà bầu.
- Khi thai nhi 35 tuần, bạn có thể nên nghỉ làm bắt đầu từ tuần này. Nhất là khi công việc của bạn yêu cầu suy nghĩ căng thẳng, đi lại xa xôi, khó khăn, hoặc khi bạn cảm thấy mình cần thêm thời gian để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ.
- Hãy chăm chỉ đọc tài liệu để có một kỳ sinh nở thuận lợi, chủ động và khoa học nhất. Nếu bạn dự định hay được chỉ định cần phải mổ đẻ, hay sinh thường, sinh tại nhà… Hãy chuẩn bị thật kĩ và nói rõ yêu cầu, mong muốn với những người xung quanh, đặc biệt là với bác sĩ, hộ sinh trực tiếp chăm sóc bạn.
- Túi đồ đi sinh của bạn phải luôn sẵn sàng và đầy đủ vì bạn có thể sinh bất cứ lúc nào kể từ tuần thứ 35 trở đi.
- Nếu bạn dự định nuôi con bằng sữa mẹ, hãy chuẩn bị những chiếc áo ngực dành riêng phụ nữ cho con bú. Những dụng cụ vắt và bảo quản sữa cũng sẽ rất cần thiết khi nuôi con.