Truyện Cổ Tích Ngắn Cho Bé 3 Tuổi – 5 Truyện Hay Và Ý Nghĩa Cho Bé

Đọc truyện cổ tích ngắn cho bé 3 tuổi nghe là một trong những phương pháp được nhiều phụ huynh áp dụng để giúp bé khám phá thế giới, tăng vốn từ cho bé. Dưới đây là 5 truyện cổ tích ngắn cho bé 3 tuổi hay nhất được chúng tôi tổng hợp. 

Truyện cổ tích ngắn cho bé 3 tuổi số 1: Sự tích con rắn

Ngày xửa ngày xưa, có một mụ phù thủy rất hung ác và hay ghen tị. Mụ thường hay đứng trước ánh trăng và hỏi xem ai là người đẹp nhất thế gian và mụ cũng có khả năng biến người khác thành con vật.

Mụ phù thủy này luôn mang theo một cây gậy, bên trong là một thanh kiếm vô cùng sắc nhọn. Bất kì ai mà làm mụ ta không vừa lòng, mụ đều dùng thanh kiếm ấy để giết chết họ trong tức khắc bởi thanh kiếm đã được tẩm thuốc độc.

Mụ ta lấy đức vua của Vương quốc, một người rất khôi ngô tuấn tú.

Một tối, mụ ta lên ngọn tháp cao nhất trong lâu đài, nhìn mặt trăng và hỏi:

–    Hỡi vì tinh tú thiêng liêng, hãy nói ta là người đẹp nhất!

Và mặt trăng trả lời:

–    Nàng đẹp nhưng chồng nàng rạng rỡ. Gương mặt và tấm lòng của chàng đẹp hơn của nàng.

Thế là mụ ta nổi cơn ghen tức, nghĩ cách làm cho nhà vua biến mất. Mụ biến chồng của mình thành một con gấu to lớn và đuổi vào rừng sâu.

Ít lâu sau, mụ ta thấy mình có mang. Mụ giang tay về phía mặt trăng và hỏi:

–    Hỡi vì tinh tú thiêng liêng! Ngươi có tin rằng con ta sẽ đẹp hơn ta không?

Nhưng mặt trăng không trả lời.

Sau đó, mụ ta sinh ra một nàng công chúa đẹp tuyệt trần. Mắt công chúa như một góc trời trong sáng, đôi môi đỏ như trái anh đào và mái tóc đen tuyền như cánh quạ với ánh phớt xanh.

Mụ ta lại lên tháp và hỏi Mặt trăng. Lần này Mặt trăng trả lời:

–    Nàng đẹp nhưng con nàng đẹp gấp bội phần.

Cơn tức giận ghê gớm ngay lập tức nổi lên trong người mụ phù thủy độc ác. Mụ ta bồng con gái vào rừng sâu và để ở đó cho thú dữ ăn thịt. Rồi mụ trở về, lòng thỏa mãn và không nghi ngờ gì về việc cô con gái bé bỏng sẽ bị giết hại.

Ngay sau khi mụ vừa rời đi, một con gấu to phát hiện ra cô bé. Chú gấu vạch tấm khăn che ra và thấy nét mặt vui tười, xinh xắn của cô công chúa bé nhỏ thì ý định ăn thịt cô bé đều tan biến. Nó đưa cô bé trở về hang của mình.

Về tới hang, nó gặp gấu cái đang cho con bú. Gấu gầm gừ ra hiệu cho vợ hiểu rằng phải nuôi sống đưa bé này.

Truyện cổ tích ngắn cho bé 3 tuổi số 2 – Công chúa Thủy Cung

Ngày xưa, có một nàng công chúa xinh đẹp con của Thuỷ Tề (vua của Sông Biển), một hôm hoá thành con cá bơi ngược dòng sông để du ngoạn. Chẳng may, cá mắc phải lưới của một người thuyền chài. Cá công chúa bị bắt, thả vào gầm thuyền, bị đói cả ngày không có gì ăn. May có người con trai ông thuyền chài ngồi ăn làm rớt cơm xuống, cá công chúa mới khỏi chết đói.

Trông thấy cô cái xinh đẹp, người con trai chủ thuyền bắt lên chơi rồi anh tuột tay làm rơi cá xuống sông. Nhờ vậy, công chúa được trở về thuỷ cung an toàn.

Tuy nhiên, từ ngày trở về cung điện, công chuá đâm ra tưởng nhớ đến người con trai ở trần gian đã vô tình cứu mình. Công chuá sinh ra ốm bệnh tương tự. Vua cha là Thủy Vương hỏi duyên cớ, công chuá thật tình thưa lại đầu đuôi câu chuyện, rồi xin phép vua cha đội lốt làm người lên ở trên mặt đất để kết duyên vợ chồng cùng chàng trai kia.

Lúc bấy giờ, chàng trai này đang ở hang Non Nước (tỉnh Ninh Bình ngày nay), sau khi cha mẹ đã mất, chàng ngày ngày đi câu cá để sống. Một hôm, nàng công chúa Thủy Cung tìm đến gặp làm quen, rồi người lấy nhau. Vợ chồng tuy sống trong cảnh nghèo túng, nhưng rất hạnh phúc, hết sức thương yêu nhau.

Chàng và nàng sống giữa hòn đảo Non Nước vắng vẻ, cách biệt đời sống dân gian. Vợ chồng có tình duyên đằm thắm, cho đến ngày kia, nàng đưa chồng cùng về thăm Thuỷ Cung. Từ đó biền biệt, không còn ai thấy 2 người nữa. Dân gian ngày nay có truyền câu ca dao:

“Chung quanh những chị em người

Giữa hòn Non Nước mình tôi với chàng”

Câu ca dao nhắc đến mối tình hi hữu của nàng công chúa con của Thần Nước, với anh chàng đánh cá ở miền Bắc Việt Nam.

>>>> Xem thêm:Truyện Cổ Tích Cho Bé 3 Tuổi – 5 Truyện Hay Mẹ Nên Kể Cho Bé Mỗi Tối

Truyện cổ tích ngắn cho bé 3 tuổi số 3 – Truyện cổ tích: Cây lúa mạch

Nếu bạn đi qua cánh đồng lúa mạch sau cơn bão bạn sẽ thấy lúa đen như thể là bị cháy. Tôi sẽ kể cho bạn nguyên nhân lúa bị đen, qua câu chuyện một chú chim sẻ, chú ta đã nghe từ lời kể của một ông liễu già mọc ở gần cánh đồng ngô và lúa mạch.Ông liễu này cao và rất được coi trọng, nhưng vào thời điểm ấy ông đã già cỗi, nhăn nheo. Thân cây bị chẻ làm đôi, cỏ cây mâm xôi mọc len vào kẽ nứt; ông liễu ngã ra phía trước và các cành lá của ông xõa xuống mặt đất như một mái tóc xanh dai.

Có nhiều cây ngô tốt sống trên cánh đồng, quây cây lúa mạch. Những bắp ngô được nuôi dưỡng tốt và bắp càng mập bao nhiêu thì lại vít cây nằm ngả xuống bấy nhiêu. Lúa mạch ta vốn kiêu ngạo nên cứ ngẩng thẳng và vươn cao đầu lên. Nó nghĩ thầm: “Mình có khối bắp vàng như cây ngô. Mình còn đẹp hơn hẳn hắn ta nhiều. Những bông hoa của mình đẹp như những nụ táo vậy…”.

Thế rồi, Lúa mạch nói:

– Này bác liễu già, bác đã từng thấy cái cây nào đẹp như tôi chưa hả?

Ông liễu gật đầu.

Lúa mạch la lên:

– Cái lão thật dớ dẩn. Lão ta già quá rồi. Cỏ mọc cả vào trong óc lão rồi.

Và chợt một cơn bão ập đến. Đám hoa trên cánh đồng xếp cánh lại và cúi gập những ngọn đầu xinh xinh. Lúa mạch ta vẫn kiêu ngạo vươn cao cổ lên. Những bông hoa bảo nó:

– Hãy cúi đầu xuống như chúng tôi đi.

 

Lúa mạch đáp:

– Không thể được tôi sẽ chẳng chịu cúi đầu.

Ông liễu già bảo:

– Hãy xếp những cánh hoa và xếp gọn lá vào. Đừng có nhìn vào các tia chớp kẻo lại nhìn thấy thiên đàng sớm. Ngay kể cả con người cũng mù nếu họ nhìn vào tia chớp. Nếu bọn ta vươn đầu lên thì cái gì sẽ xảy ra với đám cỏ dại chúng mình?

Lúa mạch kêu lên khinh bỉ:

– Cỏ dại! Quả thật! Tôi chẳng sợ nhìn lên trời.

Trong giây phút ấy cả thế giới như chìm trong bão tố và tia chớp lửa.Ngay sau đó, cơn bão đã đi qua, rồi sau một trận mưa mọi vật mới ngọt ngào làm sao. Những bông hoa dại ngẩng lên hít thở khí trời, những cây ngô lại đung đưa theo chiều gió. Chỉ có cây lúa mạch nằm xoài trên đất héo tàn, cháy đen. Ông liễu già lắc đầu. Một giọt nước to rơi xuống từ đám lá liễu như thể ông liễu già đang khóc. Những chú chim sẻ líu lo:

– Tại sao ông lại khóc, ông không thấy sự tươi mát của hoa và lá sao?

Ông liễu già kể lại sự việc xảy ra với cây lúa mạch kiêu ngạo và tôi nghe được câu chuyện này từ các chú chim sẻ vào cái buổi tối mà tôi gợi chuyện với chúng.

Truyện số 4 Sự tích hồ Gươm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy.

Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Truyện Cổ Tích Ngắn Cho Bé 3 Tuổi
Truyện Cổ Tích Ngắn Cho Bé 3 Tuổi

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Truyện số 5

Có lần một con Bọ Cánh Cứng năn nỉ Đại Bàng xin tha mạng cho một con thỏ bị Đại Bàng rượt chạy đến nó xin che chở. Nhưng Đại Bàng vẫn vồ lấy con mồi, sức vỗ mạnh của đôi cánh của nó hất văng Bọ Cánh Cứng ra xa đến cả chục thước.

Nổi giận trước cái cách đối xử xem thường nó của Đại Bàng, Bọ Cánh Cứng bay vào tổ Đại Bàng và lăn trứng cho rơi xuống. Nó không chừa một cái trứng nào.

Truyện cổ tích cho bé: Đại Bàng Và Bọ Cánh Cứng

Đại Bàng đau xót và giận dữ vô hạn, nhưng nó không biết ai đã làm cái việc tàn nhẫn này.

Năm sau, Đại Bàng xây tổ rất xa, cao trên một mỏm đá cheo leo trên núi, nhưng Bọ Cánh Cứng tìm được và một lần nữa lại phá hủy hết ổ trứng của Đại Bàng.

Quá thất vọng, Đại Bàng giờ đây chỉ còn cách tìm đến thần Jupiter năn nỉ thần ấp trứng cho nó. Sẽ không ai dám làm hại được trứng của nó. Nhưng Bọ Cánh Cứng bay vo vo trên đầu thần, khiến thần ngẩng đầu lên đuổi nó đi, và trứng dưới bụng thần lăn ra rơi xuống đất.

Bây giờ Bọ Cánh Cứng mới kể cho thần nghe về lý do vì sao nó lại làm như vậy, và thần Jupiter cũng phải thông cảm với nó.

Và người ta bảo rằng, từ đó trở về sau này luôn luôn là, mỗi khi Đại Bàng đẻ trứng vào mùa xuân, thì Bọ Cánh Cứng vẫn còn ngủ im trong lòng đất. Vì thần Jupiter đã quyết định cho chúng làm như vậy.

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *