6 Phương Pháp Nuôi Dạy Con Đúng Cách Và Khoa Học Từ Chuyên Gia

Những băn khoăn nhiều nhất về nuôi dạy con trong thời kì khủng hoảng có lẽ là làm thế nào để cân bằng cảm xúc làm mẹ, nhất là khi con phản kháng, con chưa biết lắng nghe. Nhiều khi mẹ bực mình không kiềm chế được lại nổi giận quát con. Dưới đây là những phương pháp nuôi dạy con đúng cách  và khoa học mà mẹ có thể áp dụng.

Đồng cảm để kết nối là điều phương pháp quan trọng nhất trong các phương pháp nuôi dạy con đúng cách 

Gọi tên mọi cảm xúc của con dù nó là tiêu cực hay tích cực, dù con 0 tuổi hay đã 6-7 tuổi. Nó giúp con hiểu rằng mẹ đang lắng nghe và thấu hiểu mình. Khi con gặp cảm xúc tiêu cực hay giúp con gọi tên và đối diện với nó. À con bị ngã đau lắm đúng không. Để mẹ xoa nhé “ĐAU ƠI, ĐAU ƠI BAY ĐI”.
Con sẽ thấy nỗi đau đã bay theo hành động mẹ xoa rồi.

Việc gì con làm được thì bố mẹ không giúp, để con thử sức

Những việc con có thể tự mình làm được mình không được giúp, việc gì có thể thử cứ để con tập làm vì có nhiều việc, phải thử làm mới biết, có nhiều điều, phải thử học mới hiểu. 
Những việc đối với người lớn chúng ta tưởng chừng như rất đơn giản nhưng với con trẻ, đó lại là những thử thách mới mẻ, khó khăn cần phải làm quen dần. Bố mẹ nên nhẫn nại, cho các con thời gian để chúng tìm tòi, học hỏi.

Yêu thương chân thành

Yêu thương chân thành là gì?

  • Chân thành là khi con nhờ bạn làm cái gì đó bạn sẵn sàng làm mà không khó chịu.
  • Chân thành là đừng thấy phiền hà với những khó khăn con đem đến.
  • Chân thành là cho con thấy tình yêu vô điều kiện.
Có khi nào con đến nhờ bạn giúp con làm cái gì đó, con mè nheo bảo con không làm được. Con tè dầm rồi mới báo… Làm giúp con nhưng miệng làu bàu, mặt thì cau có khó chịu không? Đó không gọi là chân thành được. Đó gọi là áp lực gián tiếp bạn gửi đến con. À khi con ngoan mẹ mới vui vẻ, con không ngoan thì mẹ khó chịu. KIÊN NHẪN một chút thôi là bạn sẽ có thể thể hiện tình yêu thương chân thành với con đó.
VD: Có những hôm vừa vào giường đi ngủ tắt điện rồi thì con đòi uống nước. Mẹ nên cố gắng kiên nhẫn vẫn tỉnh dậy lấy cho con.
Có những lần nửa đêm con tè dầm liên tiếp mấy đêm, mẹ haỹ cố gắng vui vẻ không trách con. Bất cứ lúc nào con đến nhờ mẹ, mẹ đều vui vẻ giúp con…Đó là cách mẹ cho con thấy mẹ yêu con chân thành vô điều kiện.
Và con cũng thể hiện lại với mẹ y hệt như những gì mẹ đã làm với con. Đó là cách để mẹ thấy nuôi con thật nhẹ nhàng.

Không gán ghép những từ tiêu cực cho con

Trong cách dạy con của người Do Thái. Cha mẹ không bao giờ gán ghép những từ mang nghĩa tiêu cực cho con cái như “Con là người xấu/Con là đồ lười”. Thay vào đó, họ sẽ nói rằng: “Một đứa trẻ ngoan ngoãn như con tại sao lại gây ra hành vi đáng tiếc như vậy?”.

Người Do Thái ý thức và nắm bắt rất rõ những khuyết điểm, hành động xấu của con, nhưng trước mặt người ngoài và trước mặt trẻ, họ không chỉ trích như vậy mà sẽ tìm cách uyển chuyển hơn để truyền đạt. Ngoài ra, họ sẽ khéo léo uốn nắn, dạy dỗ lại con cái mà không để người ngoài can thiệp.

>>>> Xem thêm: Bạo Hành Cảm Xúc Trẻ – 9 Câu Nói Của Ba Mẹ Làm Tổn Thương Bé

Tư duy luôn tích cực

Những điều cha mẹ nên làm

  • Một cái ôm vào buổi sáng của mẹ
  • Một nụ cười
  • Một cái xoa đầu
  • Một lời cảm ơn “Mẹ cảm ơn con”
  • Một lời “Mẹ yêu con”
  • Một sự ghi nhận “Con cố gắng lắm. Mẹ rất vui”.
Một ngày bạn làm nó bao nhiêu lần với con. 365 ngày nhân lên với từng đó những điều tích cực. Bạn có biết mình đã gieo vào tiềm thức của con những cảm xúc tích cực không sao kể xiết. Tư duy sẽ quyết định cuộc đời. Ai luôn suy nghĩ và hành động tích cực thì con cái sẽ luôn vui vẻ và hợp tác.

Hiện diện trong từng khoảnh khắc hiện tại với con

Khó khăn con đem đến sẽ luôn hiện hữu: Nhưng hãy nhớ rằng vì sao Thượng Đế lại trao em bé này đến với mình? Chắc chắn khi gửi đến những khó khăn, Thượng Đế sẽ luôn đem đến những tín hiệu để hoá giải, chẳng qua ta có nhận ra hay không thôi. Cái để nhận ra là sự QUAN SÁT và HIỆN DIỆN bên cạnh con.
Hầu hết mọi người đều lo lắng quá mức so với thực tế: Chúng ta lo lắng vì thấy sao mãi con không tiến bộ, sao mãi con không giỏi lên, sao mãi con không làm được như mình kì vọng. Thế thì hãy dừng lại, và ngừng kì vọng trong một vài phút giây.
Hít một hơi thật sâu và chỉ tập trung vào khoảnh khắc chúng ta ở cạnh con thôi, không nghĩ ngợi gì cả, không kì vọng gì hết, không bực bội, không chì chiết mắng mỏ, bỏ iphone sang một bên để tận hưởng KHOẢNH KHẮC HIỆN TẠI lúc ấy thôi.
VD: Khi đưa con đi chơi, mẹ ngồi quan sát con thay vì để tâm vào điện thoại. Mẹ sẽ nhận thấy dường như con chơi trò đó tập trung hơn, hào hứng và sáng tạo hơn để còn khoe với mẹ.
Khi làm như vậy với con, và trái ngọt mẹ nhận là cảm giác nuôi con thật nhẹ nhàng và đơn giản.
Rate this post

Check Also

11 Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi Bướng Bỉnh Hiệu Quả Ba Mẹ Nên Áp Dụng

11 Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi Bướng Bỉnh Hiệu Quả Ba Mẹ Nên Áp Dụng

Làm thế nào nếu con liên tục lì, bướng, không nghe lời, cáu giận, bực …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *