Phonics Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Phương Pháp Phonics

Nhiều phụ huynh khi bắt đầu cho con học tiếng Anh thì đều băn khoăn về Phonics là gì? Liệu có nên cho con học phương pháp phonics không. Trong bài viết này sẽ giúp các phụ huynh trả lời câu hỏi phonics là gì đó, ngoài ra còn đưa ra những ưu và nhược điểm cũng như phương pháp học hiệu quả.

1. Phonics Là Gì?

Theo từ điển Oxford, Phonics (tạm dịch: ngữ âm) là một phương pháp dạy mọi người đọc thông qua những âm thanh mà các chữ cái biểu thị. Đầy đủ hơn, đứng từ góc nhìn khoa học, tiếng Anh phonics hay Phonics là phương pháp học tiếng Anh thông qua hệ thống ngữ âm giúp phát triển tổ hợp các kỹ năng: Sound-to-Sound (khi nghe một từ, người học có thể phân tách các âm trong đó), Spelling-to-Sound (người học biết được cách viết của một từ là có thể biết đọc các từ trong cùng họ từ đó), Sound-to-Spelling (khi nghe một từ là người đọc có thể viết được từ), trong đó cốt lõi là đánh vần tiếng Anh. Tuy nhiên, định nghĩa này khá “hàn lâm” và khó nhớ với số đông phụ huynh chúng ta.

Phonics Là Gì?
Phonics Là Gì?

Theo cách hiểu thông thường phổ biến nhất hiện nay, Phonics là cách dạy đánh vần tiếng Anh. Trẻ có thể học tiếng Anh tương tự như tiếng Việt bằng cách đánh vần từng đơn âm rồi sau đó ghép lại để đánh vần cả một từ. Ba mẹ có thể hiểu và nhớ về Phonics theo cách đơn giản nhất thông qua những lợi ích mà phương pháp này mang lại so với phương pháp cũ: Phonics là phương pháp học tiếng Anh thông qua hệ thống ngữ âm giúp trẻ có thể dễ dàng đọc được một từ mới tiếng Anh theo quy tắc đánh vần.

Phương pháp Phonics rất phổ biến trong việc dạy và học tiếng Anh ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Singapore…Phương pháp Phonics ra đời nhằm giúp học sinh hiểu bản chất của cách thức đánh vần và phát âm, từ đó không gặp phải trở ngại gì khi phát âm từ mới trong tiếng Anh.

Trẻ khi được học Phonics và nắm rõ các quy tắc cơ bản của việc ghép vần hoàn toàn có thể nhìn mặt chữ và phát âm chính xác một từ mới bất kỳ cho dù trẻ có hiểu nghĩa từ đó hay không mà không cần phải nghe giọng đọc mẫu. Ngoài ra, Phonics còn hỗ trợ cho việc học viết tiếng Anh hiệu quả sau này, trẻ có thể nghe và phát âm đúng những âm cuối (ending sounds) của từ vựng, viết đúng chính tả và đọc tốt.

Phonics là phương pháp được áp dụng phổ biến trong việc dạy và học tiếng Anh tại nhiều quốc gia trên thế giới

Được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong việc dạy tiếng Anh, Phonics thể hiện ưu điểm vượt trội đó là trẻ học các âm tương ứng với các chữ cái, từ đó có thể phát âm và đọc một từ mới bất kỳ mà không cần nhớ cách phát âm của từng từ. Phonics không bắt trẻ học thuộc cách phát âm từ mới mà sẽ cung cấp cho trẻ bộ quy tắc phát âm để trẻ không bị rối loạn khi thầy cô, ba mẹ,… mỗi người đọc một từ theo nhiều cách khác nhau và không chắc chắn cách đọc nào đúng. Lúc đó, bộ quy tắc sẽ giúp trẻ tìm ra cách đọc đúng nhất.

Ví dụ: Với Phonics, trẻ sẽ được dạy chữ “a” trong tiếng Anh có tên gọi là /ei/, nhưng chữ “a” trong từ “cat” (con mèo) phát âm là /ae/, trong “baby” (đứa bé) phát âm là /ei/, trong “father” (cha) phát âm là /a/,…

Như vậy, với chỉ một chữ “a” mà đã có rất nhiều cách phát âm khi đặt vào các từ khác nhau. Nếu như là trước đây, khi không có Phonics, ba mẹ sẽ không biết phải dạy như thế nào để con phát âm chuẩn và bản thân đọc chuẩn hay chưa ba mẹ cũng không hề biết (cách duy nhất là tra từ điển và nghe từ điển đọc mẫu).

Đối với cách học Phonics, một khi trẻ đã học thuộc bảng âm của chữ cái tiếng Anh (gọi là Phonics Alphabet), trẻ đã có thể phát âm chuẩn tất cả các từ đơn giản có cấu trúc CVC (nguyên âm – phụ âm – nguyên âm) như cat (k-a-t), bat (b-a-t), mud (m-ă-d)… Nhờ vậy, trẻ sẽ cảm thấy dễ hiểu và phát âm tiếng Anh rất đơn giản.

Phonics Là Gì? Bảng Phonics Alphabet
Phonics Là Gì? Bảng Phonics Alphabet

2. Những hạn chế của phương pháp Phonics Là Gì? 

Phonics chủ yếu phù hợp với từ đơn âm tiết

Đối với từ đơn âm tiết, ví dụ như “dog”, “cat” hoặc “men”, Phonics tương đối tốt cho trẻ. Phần lớn những từ này có cách viết giống cách đọc, hoặc có một số quy tắc giúp trẻ nhận diện được.

Tuy nhiên, ngay cả với từ đơn âm tiết, mỗi chữ tiếng Anh có thể đọc theo cách khác nhau rất nhiều. Ví dụ, chữ “a” trong “cat”, “share”, “ate” và “ball” có cách phát âm hoàn toàn khác nhau.

Phương pháp Phonics không dạy trọng âm từ

Tất nhiên, nếu chỉ nhìn vào mặt chữ, không ai có thể khẳng định trọng âm nằm ở đâu. Tiếng Anh có các quy tắc trọng âm có thể ứng dụng, nhưng số lượng ngoại lệ lại quá nhiều.

Hơn thế, trong nội dung dạy Phonics, theo mình biết, không bao gồm “word stress”. Điều này chắc chắn sẽ làm bối rối cho giáo viên tiếng Anh, đặc biệt vì tiếng Việt không có khái niệm “trọng âm từ”. Ngay ở Mỹ, việc trẻ nhìn vào mặt chữ và đọc sai trọng âm cũng rất nhiều. Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất của Phonics.

Hơn thế, từ chỗ xác định được trọng âm đến chỗ đọc từ đó chính xác là cả một quãng đường dài.

Phonics không dạy về giai điệu (rhythm)

Khi nói tiếng Anh, “rhythm” đóng vai trò gần như quan trọng nhất, chỉ sau “word stress”. Theo một số chuyên gia đầu ngành ở Mỹ, nó còn quan trọng hơn cả IPA (bảng phiên âm quốc tế). Rất tiếc, đây là khái niệm mới với hầu hết thầy cô, và không bao hàm trong Phonics.

Hiểu nôm na, “rhythm” là âm nhạc của ngôn ngữ. Nó xác định mọi người nhấn vào từ nào, không nhấn từ nào, và nhấn như thế nào. Trẻ em Mỹ không quan tâm tới vấn đề này, vì các em dùng tiếng mẹ đẻ. Nhưng trẻ EFL (học tiếng Anh ở nước không bản xứ) thường bị bối rối.

Phonics không dạy về ngữ điệu

Ví dụ, “What’s your name?” thì đi lên hay đi xuống ở cuối câu? Đây là một câu hỏi về ngữ điệu (intonation), hay cách thức và mức độ nhấn của các từ. Giống “rhythm”, trẻ bản ngữ không cần học về “intonation”, vì chúng đã hấp thu (acquire) được trong quá trình sử dụng hàng ngày.

Trẻ Việt Nam thì không thế. Và tất nhiên, không phải giáo viên nào dạy tiếng Anh cũng biết về “intonation” – một nội dung tương đối phức tạp và khó dạy trong tiếng Anh.

Phonics không dạy về rất nhiều vấn đề khác

Ví dụ, từ “can” trong “We can maintain the relationship…” sẽ đọc khác với “can” trong “Yes, I can”. Các vấn đề như nói theo cụm (thought group), nối âm, nuốt âm… đều không được dạy trong Phonics. Lý do là ở Mỹ, Phonics là môn dạy đọc (reading) chứ không phải dạy nói.

Tóm lại, khi các thầy cô được phân công dạy Phonics, hãy hiểu thật kỹ về bản chất của môn học này, đặc biệt về những khía cạnh mà Phonics không dạy.
Để giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả hơn, ít ra có thể đọc to sách giáo khoa mà không bị sai, thầy cô cần trang bị cho các em thêm kiến thức căn bản, ít nhất là về trọng âm và âm trong tiếng Anh.

Đồng thời, các nhà xuất bản sách giáo khoa, khi in sách có thể in đậm trọng âm của các từ khóa (content words), ví dụ: “this is my PEOple”, hay “I’m a STUdent”, nhằm hỗ trợ thầy cô và học sinh làm quen với khái niệm trọng âm trong tiếng Anh. Một sự thay đổi nhỏ đó sẽ góp phần to lớn cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của các em sau này

3. Vậy Có Nên Cho Trẻ Học Phonics

Mặc dù Phonics có một số nhược điểm như trên tuy nhiên nền tảng của việc nghe, nói tiếng Anh giỏi, thành thạo bắt đầu từ việc phát âm, đọc thành thạo trôi chảy. Bởi vậy, phát âm chuẩn rất quan trọng – nó là tiền đề giúp các kỹ năng còn lại phát triển. Phát âm chuẩn giúp trẻ nói chuẩn và nghe tiếng Anh tốt hơn. Nghe và nói đồng thời là hai kỹ năng cơ bản, có tính ứng dụng cao nhất trong việc học tiếng Anh, tạo nền tảng vững chắc để học đọc viết tốt, giúp trẻ hoàn thiện được cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.

Do đó, việc học Phonics là một phần cực kỳ quan trọng trong quá trình học tiếng Anh (đặc biệt là tự học). Phonics cung cấp một nền tảng cơ bản giúp trẻ có thể tự phát âm và tự đọc chuẩn xác mà không bị quá lệ thuộc vào cách phát âm mẫu mang tính cảm tính hay chủ quan của người dạy (bất kể là phát âm theo kiểu Anh – Anh hay Anh – Mỹ…). Người học tiếng Anh bắt đầu học với Phonics cũng không có cảm giác bị quá tải vì phải học quá nhiều hay phải ghi nhớ quá nhiều, thay vào đó, khi đã nắm được bộ quy tắc, họ sẽ không bị phụ thuộc vào trí nhớ, có thể tự tin phát âm từ mới dù chưa từng bắt gặp – việc học từ mới tiếng Anh nhờ đó cũng nhanh hơn, hiệu quả hơn và dễ dàng hơn. 

Có một ứng dụng học tiếng Anh phonics siêu hiệu quả cho bé đó là Monkey Junior, Phụ huynh cùng tham khảo trong đường dẫn học Phonics cùng Monkey nha

4. Khi Nào Thì Nên Dạy Phonics Cho Trẻ 

Ở các nước nói tiếng Anh, trẻ được học Phonics từ lớp mẫu giáo đến lớp hai. Ở lớp mẫu giáo, trẻ em thường được dạy phát âm các phụ âm (tất cả các chữ cái trừ các nguyên âm a, e, i, o, u). Học sinh lớp một và lớp hai thường được dạy phát âm tất cả các chữ cái, ghép vần, và các bộ phận từ (chẳng hạn như “ing” và “ed”). Trẻ thực hành đọc và đánh vần các từ có chứa những chữ cái và vần. Học sinh lớp hai thường ôn lại và thực hành các kỹ năng Phonics đã học được để viết chính tả và đọc trơn tru các đoạn văn.

Nhìn chung, phương pháp Phonics phát huy hiệu quả tốt nhất khi dạy cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo hay lớp một. Tại Việt Nam, ba mẹ nên cho trẻ bắt đầu làm quen với Phonics từ 4 tuổi, bởi từ 4-8 tuổi trẻ có thể nghe và phân biệt bằng tai các âm đơn lẻ, lặp lại các từ mà trẻ nghe thấy trong đời sống và có sự nhạy cảm đặc biệt với đọc và viết chữ. Tại thời điểm này, ba mẹ nên quan sát độ nhạy cảm với chữ của con, khi thấy con rất quan tâm đến các chữ, hứng thú với việc đọc, là ba mẹ có thể áp dụng phương pháp học Phonics cho con càng sớm càng tốt tránh việc trẻ bị quen với lối phát âm tiếng Anh truyền thống dẫn tới việc luyện âm theo phương pháp Phonics sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, dạy Phonics cho trẻ theo một lộ trình cụ thể, có hệ thống chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả rõ ràng hơn là dạy không có hệ thống hoặc không có hướng dẫn ngữ âm.

Tuy là một phương pháp đã phổ biến trên thế giới và chứng minh được hiệu quả qua thời gian, tại Việt Nam, Phonics lại chưa được nhiều người biết đến, cũng như chưa có nhiều thông tin – tài liệu cho ba mẹ tìm hiểu. Đến đây các phụ huynh đã biết Phonics là gì. Để giúp bé học phonics hiệu quả và lấy tài liệu học cho bé các phụ huynh có thể tham khảo bài viết Phonics – Toàn Bộ Kiến Thức Và Phương Pháp Học Hiệu Quả

Giúp con học Phonics hiệu quả với ứng dụng Monkey Junior 

Những đồ dùng hữu ích mẹ cho mẹ và cho bé

Khăn cho bé ti

Có bao giờ mẹ gặp tình huống ngại ngùng khi phải cho con ti ở chỗ công cộng hay chỗ đông người. Mẹ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ? Và luôn cảm thấy bất tiện, không thoải mái khi đưa con ra các nơi công cộng không có không gian kín đáo để cho bé ti? Mẹ cần vắt sữa nhiều lần thậm trí ngay tại công sở để đủ lượng sữa cho con ti.

Khăn cho bé bú
Khăn cho bé bú

Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi mang đến cho phụ huynh một công cụ đặc biệt đó là khăn choàng cho bé bú hay còn gọi là khăn che cho bé bú hoặc áo choàng cho bé bú.

Mua ngay khăn này tại Bộ Khăn Choàng Cho Bé Bú – Khăn Cho Cho Bé Bú và Lưới

Gối chống méo đầu cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nằm mãi một tư thế là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bẹp, méo đầu. Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi giới thiệu đến các phụ huynh bộ gối chống bẹp đầu hay còn gọi là gối chống méo đầu Hoặc gối định hình đầu cho trẻ.

Gối cho trẻ sơ sinh - gối lõm chống méo đầu
Gối cho trẻ sơ sinh – gối lõm chống méo đầu

Có nhiều loại gối chống bẹp đầu cho trẻ nhưng gối lõm là một trong những loại gối phổ biến nhất

Mua ngay cho bé tại Gối Cho Trẻ Sơ Sinh – Gối Lõm Chống Méo Đầu Cho Bé

Áo choàng tắm cho bé có mũ

Đây là một chiếc áo choàng tắm không thể thiếu dành cho bé nhà bạn. Nó không chỉ là một chiếc áo choàng cho bé bình thường mà nó còn là một chiếc áo choàng có mũ cực kỳ đáng yêu với rất nhiều công dụng.

Như các mẹ đã biết rằng cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, sau khi tắm xong các mẹ chưa thể mặc quần áo giữ ấm cho con ngay tức thì, cần phải chuẩn bị một chiếc áo choàng tắm như trong link Áo Choàng Cho Bé Có Mũ Lông Cừu – Áo Choàng Tắm Cho Bé Dùng Ở Nhà Hoặc Đi Biển

Yếm ăn dặm silicon cho bé

Yếm ăn dặm cổ dán cho bé được làm từ silicon mềm mại êm ái cho làn da, dùng trong thực phẩm, an toàn cho bé và chống bám dính. Cổ dán tiện lợi nên mẹ dễ dàng điều chỉnh để che phủ ngực và vai.

Có Nên Cho Con Dùng Yếm Ăn Dặm Silicon Hay Không?
Có Nên Cho Con Dùng Yếm Ăn Dặm Silicon Hay Không?

Yếm máng có phần máng hứng rộng đựng thức ăn rơi vãi,  đảm bảo rằng quần áo của bé luôn được giữ sạch sẽ.

Mua ngay tại đây Yếm Ăn Dặm Silicon Cho Bé Có Máng Đựng

Mũ bảo hiểm cho bé tập đi

Mũ bảo hiểm cho bé bảo vệ đầu chống sốc thoáng khí có thể điều chỉnh kích thước cho bé tập bò hoặc tập đi. Mũ bảo hiểm an toàn cho trẻ sơ sinh và bé tập đi với thiết kế thoáng khí mang đến sự bảo vệ lý tưởng nhất cho trẻ trong quá trình tập bò / chơi đùa.

mũ bảo hiểm cho bé tập đi
mũ bảo hiểm cho bé tập đi

Đây là một chiếc mũ bảo hiểm an toàn cho bé với trọng lượng siêu nhẹ đáng yêu khi cho bé tập đi, đảm bảo bé không bị nóng trong mùa hè. Mua ngay tại đây nha mẹ Mũ Bảo Hiểm Cho Bé Tập Đi Giúp Bảo Vệ Đầu Cho Bé

Yếm ăn dặm vải cho bé

Khi bé tập ăn dặm cũng là lúc quần áo bé luôn lấm lem và sàn nhà của bạn đầy thức ăn rơi vãi làm cho mẹ mệt nhoài để dọn dẹp, thay giặt quần áo cho bé.

 

Chưa kể các bé thích vẽ, bôi bẩn lung tung,… vì thế áo yếm ăn dặm chống thấm cho bé sẽ hạn chế việc dây bẩn khắp nơi và mẹ đỡ tốn công dọn dẹp. Mua ngay tại Yếm Ăn Dặm Cho Bé Chống Thấm Hình Chữ U Hoạ Tiết Ngẫu Nhiên

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *