Dạy tiếng Anh cho bé cần bố mẹ áp dụng đúng phương pháp và quy trình. Dưới đây là tổng hợp các giai đoạn học tiếng Anh của bé cùng với đó 6 kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em quý báu mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp.
Dạy tiếng anh cho trẻ em theo từng giai đoạn
Giai đoạn im lặng
Khi em bé học tiếng mẹ đẻ, bé sẽ trải qua một “giai đoạn im lặng”, chỉ nhìn và nghe và giao tiếp thông qua biểu cảm trên khuôn mặt hoặc các cử chỉ của người đối diện. Khi trẻ nhỏ học tiếng Anh, các em cũng có một “giai đoạn im lặng” tương tự như thế khi sự giao tiếp và hiểu ngôn ngữ có thể diễn ra trước khi các em thực sự nói bất kì từ tiếng Anh nào.
Trong giai đoạn này, cha mẹ không nên ép trẻ nói chuyện với mình bằng cách lặp đi lặp lại các từ. Việc nói chuyện chỉ nên từ một phía, người lớn nói để tạo dịp cho trẻ hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên. Khi người lớn nói chuyện với trẻ bằng loại tiếng Anh đơn giản hóa (cho phù hợp với trẻ) để khuyến khích việc học, trẻ có thể sử dụng nhiều chiến lược học tập tương tự như đã dùng khi các bé học tiếng mẹ đẻ.
Giai đoạn bắt đầu nói
Sau một khoảng thời gian, tùy thuộc vào tần suất của việc học tiếng Anh, mỗi đứa trẻ sẽ bắt đầu nói một số từ đơn (cat, house,…) hoặc những cụm từ ngắn mà người lớn không ngờ tới (What’s that?, It’s my book, I can’t, Time to go home, v.v…) trong các cuộc hội thoại. Đứa trẻ đã ghi nhớ và bắt chước cách phát âm chính xác mà không nhận thức về độ dài ngắn của câu nói. Giai đoạn này sẽ tiếp diễn thêm một thời gian nữa để trẻ hấp thu nhiều từ ngữ hơn và lặp lại chúng khi nói chuyện trước khi có thể tạo ra những cụm từ theo suy nghĩ của riêng mình.
Giai đoạn xây dựng vốn tiếng Anh
Dần dần trẻ em sẽ tạo nên các cụm từ bằng cách dùng một từ đơn các em ghi nhớ rồi thêm vào đó những từ vựng khác trong vốn từ của mình (a dog, a brown dog, a brown and black dog,…), hoặc bằng cách thay từ trong những cụm từ các em nhớ được trước đó (That’s my chair, Time to play,…). Việc khi nào trẻ có thể bắt đầu tạo nên những câu hoàn chỉnh hơn còn tùy thuộc vào tần suất và chất lượng của những lần trẻ được vận dụng và tương tác với ngôn ngữ này.
>>>>Xem thêm: Học Tiếng Anh Cho Bé – Bí Quyết Phát Triển Toàn Diện
6 kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em mà ba mẹ phải biết
1. Không nói lẫn tiếng Việt và tiếng Anh
Đúc rút từ nhiều kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em thấy rằng, nhiều phụ huynh thường có thói quen sai lầm khi nói chuyện với trẻ: “Apple là gì?”, “Cái giường tiếng Anh là gì?”… Việc nói lẫn lộn tiếng Việt trong quá trình dạy tiếng Anh cho con sẽ gây cản trở việc cảm thụ ngôn ngữ thứ hai của trẻ và tạo một thói quen xấu cho con khi nói tiếng Anh. Thói quen này kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là con bạn sẽ không phân biệt được khi nào nên nói tiếng Anh và khi nào nên nói tiếng Việt.
2. Không ép trẻ học là một trong những kinh nghiệm dạy tiếng Anh trẻ em quan trọng nhất mà ba mẹ phải khi nhớ.
Thay vì việc ép con học, bạn hãy tạo hứng thú để trẻ thích học hơn. Việc gợi hứng thú cho trẻ có thể bắt đầu bằng cách dạy thứ mà trẻ thích vào thời gian thoải mái. Mỗi trẻ có một sở thích riêng, có trẻ thích con vật, có trẻ thích cây cỏ, ô tô hoặc máy bay, tàu hỏa… Là cha mẹ, hơn ai hết, bạn là người hiểu rõ con mình thích gì và có thể bắt đầu từ những điều con mình thích nhất.
3. Đặt ra thời lượng học phù hợp với trẻ
Ở mỗi một độ tuổi, trẻ có một thời lượng tập trung nhất định. Quá ngưỡng đó, trẻ khó có thể tập trung. Khi lên kế hoạch dạy con, bạn nên biết điểm dừng. Nguyên tắc: dừng trước khi con chán. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ giáo dục trẻ em Kenneth E. Moyer, đối với trẻ dưới 5 tuổi, mỗi một lần học không nên quá 30 phút, mỗi hoạt động không nên kéo dài quá 15 phút. Nếu bài học có thời lượng dài hơn, thì cứ 30 phút nên có một thời gian cho trẻ nghỉ hoặc xen kẽ các hoạt động thể chất như tập thể dục, vẽ tự do…
4. Để con học phát âm chuẩn ngay từ đầu
Khi dạy con tiếng Anh ở nhà, nhiều phụ huynh thường nói lẫn tiếng Anh với tiếng Việt và rất nhiều từ cha mẹ không chắc về phát âm, nhưng con cứ nói na ná là được. Thực tế thì phát âm là một trong những phần quan trọng nhất khi học tiếng Anh. Nếu bé phát âm không chuẩn ngay từ đầu, việc sửa sau này sẽ rất mất thời gian. Nếu bạn không chắc về phát âm của một từ, đừng bao giờ đọc từ đó cho con học theo. Thay vào đó, hãy tận dụng Youtube, từ điển điện tử, bút nói…,bật phần phát âm của từ lên để con đọc theo phát âm chuẩn.
>>>Bật Mí Phương Pháp Dạy Học Tiếng Anh Cho Bé 3 Tuổi
5. Kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em nói và học tốt đó là đừng quá chú trọng ngữ pháp
Một sai lầm mà rất nhiều phụ huynh mắc phải là bắt con học quá nhiều ngữ pháp và các cấu trúc phức tạp không cần thiết. Ở độ tuổi này mục đích giao tiếp là quan trọng nhất và khi trẻ có khả năng giao tiếp, ngữ pháp sẽ tự động đến một cách tự nhiên. Tất cả các kỳ thi Starters, Movers (dành cho độ tuổi thiếu nhi) đều chấm học sinh dựa trên tiêu chí từ vựng, khả năng giao tiếp, trình bày khái niệm chứ không tập trung vào ngữ pháp.
6. Học ngoại ngữ là một kế hoạch lâu dài và liên tục
“Tranh thủ 3 tháng hè cho con đi học tiếng Anh để vào trong năm con tập trung các môn khác” – đó là suy nghĩ của nhiều người và thực tế là cứ vào hè, các phụ huynh đổ xô cho con đi học các trung tâm tiếng Anh hoặc các lớp tiếng Anh với lý do như vậy. Vào trong năm nếu con học ở trường công, các con chỉ học ở trường một tuần 4 tiết, một cô gần 50 học sinh, cho nên việc học tiếng Anh gần như là cưỡi ngựa xem hoa. Sau nhiều năm, tiếng Anh của con vẫn dậm chân tại chỗ hoặc nếu có tiến triển cũng là rất ít. Để tránh phạm phải sai lầm này, bạn cần hiểu rằng nếu không luyện tập thường xuyên thì trẻ sẽ bị mất dần phản xạ ngôn ngữ, chính vì vậy thay vì tranh thủ cho con đi học tiếng Anh vào một thời điểm nhất định trong năm, bạn nên giúp bé tiếp xúc và ôn luyện hàng ngày trong khoảng từ 15-30 phút mỗi ngày.
Hi vọng với những kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em trên sẽ giúp bé nhà bạn tiến bộ trong việc học tiếng Anh mỗi ngày.
Một bình luận
Pingback: 5 Cách Dạy Con Học Tiếng Anh Tại Nhà Hiệu Quả Bố Mẹ Nên Biết