Khi con khóc bố mẹ nào mà không thương? Chăm con đi vào giấc ngủ mỗi đêm mà không quấy khóc dường như không mấy dễ dàng đối với nhiều ông bố bà mẹ. Vì vậy mà việc tìm ra được phương pháp Cry It Out giúp con yêu mau đi vào giấc ngủ là điều mà bố mẹ không thể bỏ qua.
Phương pháp Cry It Out hỗ trợ việc giúp con đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng. Là phương pháp được nhiều bố mẹ tìm kiếm và áp dụng nhất trong thời gian gần đây. Vậy đặc điểm của phương pháp này là gì? Và cách áp dụng Cry It Out như thế nào để mang lại giấc ngủ ngon nhất cho trẻ? Phương pháp này có phù hợp cho con trẻ Việt Nam không? Hãy cùng khám phá cụ thể, chi tiết trong bài viết này nhé.
Các Nội Dung Chính
Phương pháp Cry It Out là gì?
Cry It Out không có nghĩa là bố mẹ cứ để mặc cho trẻ khóc hoài như vậy. Cry It Out (viết tắt CIO, dịch là “hãy để bé khóc”) được biết đến là một phương pháp rèn luyện giấc ngủ cho trẻ. Với phương pháp này, bố mẹ để cho trẻ khóc tự nhiên một khoảng thời gian cụ thể trước khi vỗ vềhay dỗ dành con.
CIO còn được biết đến với tên gọi phương pháp “Ferber”. Người ta đã nhìn nhận việc đi vào giấc ngủ ở trẻ rất khó, nó giống như một cột mốc vậy và trẻ có thể làm được nếu nhận được sự giúp đỡ từ bố mẹ. Việc bồng bế hay để trẻ tự đi vào giấc ngủ trong khi chăm trẻ sẽ không thể nào tập cho trẻ thói quen tự nín khóc.
Trẻ cần học cách thôi quấy khóc rồi tự đi vào giấc ngủ. Đây được xem như là một kĩ năng hữu ích giúp trẻ hình thành tính tự lập, một đặc điểm mà trẻ em Việt Nam rất cần học hỏi sau này khi lớn lên.
Phương pháp CIO ra đời cũng mang lại một lợi ích nữa đó là việc hạn chế tiếp xúc, sờ chạm vào trẻ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn lây lan sang cho trẻ.
Xem thêm: 8 Mẹo Dân Gian Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Mỗi Đêm
Lợi ích của phương pháp Cry It Out
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích mà phương pháp này mang lại như:
- Trẻ em thực hiện theo phương pháp CIO thường có xu hướng ít bùng phát cơn giận dữ quấy khóc hơn trong suốt thời gian ngủ;
- Trẻ có thể đi vào giấc ngủ trong vòng 10 phút;
- Con yêu ngủ ngoan suốt đêm thì bố mẹ cũng được yên giấc;
- Thiếu ngủ triền miên không còn là nỗi lo, mức độ stress giảm xuống và sự tương tác với con cũng được cải thiện;
- Trẻ có xu hướng ít quậy phá hay quấy khóc vào ban ngày nếu học cách ngủ suốt cả đêm.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện Cry It Out
Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân bé khóc trước khi áp dụng phương pháp CIO. Con khóc có thể là dấu hiệu muốn thông báo điều gì đó với bố mẹ như đói bụng, bị nóng bức, tã chật hay quá chật v.v. Khi đó, việc thực hiện phương pháp mới thực sự hiểu quả và quan trọng là đảm bảo sức khỏe cho con yêu của bạn.
Có một lưu ý là phương pháp này không thích hợp cho trẻ sơ sinh còn quá nhỏ. Trẻ sơ sinh cần được cho ăn vào buổi tối và đồng hồ sinh học ở trẻ vẫn còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên việc thức giấc ở trẻ là điều bình thường. Vì thế nên bố mẹ đừng cố ép trẻ ngủ.
Bên cạnh đó, CIO cũng không dành cho trẻ gặp các vấn đề về sợ hãi có điều kiện khi bị bỏ rơi một mình hay trẻ có phản ứng nôn ói có điều kiện. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng đối với những trẻ gặp tổn thương về tâm sinh lý, bố mẹ không nên bỏ trẻ lại một mình. Trẻ thường có phản ứng có điều kiện với sự chia cách bằng cách nôn ói. Và các bậc bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra một phương pháp rèn luyện ngủ thích hợp với trẻ.
05 bước thực hiện phương pháp Cry It Out
Sau khi hiểu rõ được ý nghĩa, lợi ích và cách áp dụng tốt nhất phương pháp Cry It Out. Vậy từng bước cụ thể của phương pháp này thế nào? Đó là bố mẹ sẽ thực hiện theo 5 bước dưới đây, như sau:
- Đặt trẻ xuống giường ngủ khi trẻ vẫn còn thức.
- Sau đó, trước khi tắt đèn ngủ, bố mẹ hãy tặng cho con một nụ hôn. Và bước ra khỏi phòng ngủ hoặc nơi con nằm. Nếu trẻ khóc, bố mẹ có thể áp dụng thời gian phía trên để quyết định việc đến dỗ trẻ.
- Và khi quay lại dỗ trẻ, bố mẹ vẫn nên tắt đèn. Đồng thời dùng giọng nói dịu dàng, không được bế trẻ. Bố mẹ chỉ cần vỗ về trẻ trong một khoảng thời gian ngắn. Và lập tức trở ra ngoài cho dù trẻ vẫn còn khóc.
- Sau đó, bố mẹ lặp lại quá trình tương tự đến khi trẻ thật sự chìm vào giấc ngủ. Đừng quên tăng số lần thời gian chờ lên nhé.
- Cứ như vậy, lặp lại nhiều ngày thường xuyên sẽ tạo cho trẻ một thói quen tự nín và chìm vào giấc ngủ.
Cha Mẹ nên để con khóc trong bao lâu?
Mấu chốt vấn đề chính là ở việc bố mẹ nên để trẻ khóc một mình trong bao lâu. Phương pháp này không dễ thực hiện vì bố mẹ nào cũng sẽ thấy xót khi nhìn con khóc. Thực sự đáng khen cho những bà mẹ dũng cảm dám thực hiện phương pháp này. Dưới đây là một số gợi ý cho các mẹ:
- Đêm đầu tiên mẹ hãy để trẻ khóc trong khoảng 3 phút, quay trở vào dỗ dành rồi lại đi ra;
- Đợi 5 phút khi trẻ khóc lần 2 rồi sau đó là 10 phút;
- Qua đêm thứ hai thì tăng thời gian lên;
- 5 phút 10 phút rồi 12 phút cho mỗi lần khóc trước khi mẹ vào dỗ dành trẻ;
- Giữ khoảng thời gian tăng dần lên như vậy khi thực hiện quá trình lần thứ 3 và những đêm sau đó.
Tuy nhiên các mẹ nhớ rằng đây chỉ là những gợi ý thôi và thời gian cho trẻ thực hiện phương pháp CIO phụ thuộc hoàn toàn vào bạn.
Với việc cân nhắc thật kĩ lưỡng cách thức tiến hành và đặc điểm ở trẻ, bố mẹ có thể cho trẻ thực hiện phương pháp rèn luyện giấc ngủ CIO này nhé. Hi vọng con yêu của bạn sẽ có một giấc ngủ thật ngon vào mỗi đêm.